Thứ Năm, 20/03/2008 14:33

Bán CP cho NĐT chiến lược nước ngoài bằng ngoại tệ, không nên quá băn khoăn!

Phỏng vấn TS. Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

TTCK là một thị trường vô cùng biến động, ở đó các cổ phiếu, những biểu trưng ở tầng thông tin của các quyền sở hữu công ty niêm yết, được luân chuyển. Nếu các công ty niêm yết là những đại diện điển hình của cộng đồng doanh nghiệp thì TTCK có thể là biểu trưng đời sống của nền kinh tế thực qua biến động của giá các loại cổ phiếu. TTCK có tính bất ổn cố hữu, nên không thể hy vọng thị trường này lúc nào cũng ổn định, phát triển đều đều… TTCK Việt Nam còn non trẻ, chưa thực sự phản ánh thực trạng nền kinh tế. Và không riêng gì TTCK Việt Nam mà những thị trường đã có kinh nghiệm vài trăm năm nhiều thời điểm cũng xảy ra những đảo lộn lớn. Nhưng ở những thị trường đó, họ có nhiều biện pháp tinh vi dựa trên những phản hồi để hiệu chỉnh nó. Cách đây một vài tuần, TTCK ở Việt Nam đã xuống điểm khá nhiều, nhưng tôi nghĩ không đáng lo lắm so với lúc nó lên quá cao. Còn dùng những từ ngữ như “cứu” thị trường là không thích hợp, là sự can thiệp phi thị trường, gây méo mó. Có thể về tâm lý thì việc này có tác dụng hỗ trợ ngắn hạn, nhưng về dài hạn sẽ có hại và cũng chẳng lấy đâu ra nguồn lực để mà “cứu”.

Hiện do chúng ta áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát dẫn đến khan hiếm tiền đồng để chuyển đổi USD. Điều này khiến NĐT nước ngoài khó mua cổ phiếu tại các doanh nghiệp CPH. Theo tôi, rất nên phân biệt giữa CPH và đấu giá lần đầu (IPO). CPH có rất nhiều cách mà IPO trên TTCK chỉ là một cách. Việc bán cổ phiếu lần đầu cho NĐT chiến lược nước ngoài bằng ngoại tệ không có ảnh hưởng gì nhiều. Vì nếu doanh nghiệp đó chưa niêm yết thì đó gần như là đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, nếu để nhà đầu tư mua trên thị trường thứ cấp hàng ngày bằng ngoại tệ thì không nên, vì chúng ta không kiểm soát được. Ví dụ, tôi mua tôm của DN Việt Nam bằng USD, bằng đồng Yên, thì tôi cũng có thể mua DN bằng ngoại tệ.

Đầu tư trực tiếp có nhiều hình thức, điển hình là DN nước ngoài thuê đất dựng nhà xưởng, tìm công nhân... Nhưng có một hình thức khác ngày càng phổ biến là, 1 nhà máy đang hoạt động ở đó, tôi trả cho anh một khoản ngoại tệ và sở hữu nhà máy. Tiền thu về là của chủ cũ, nếu CPH thì là của Nhà nước, tiền đó phải đưa vào Kho bạc Nhà nước và Nhà nước có ngoại tệ nhưng không cần phải bơm VND ra để mua. Nhà nước có thể dùng tiền bán DN đó để đầu tư hay trả nợ... Tôi nghĩ, đó cũng là cách tháo gỡ vướng mắc do việc thiếu tiền đồng gây khó khăn cho NĐT nước ngoài hiện nay.          

đtck

Các tin tức khác

>   Những mối lo thường trực (20/03/2008)

>   Phát hành và quản lý phát hành: Thông điệp từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (20/03/2008)

>   Không buộc giao dịch thỏa thuận cổ phiếu giải chấp (20/03/2008)

>   S12: Nghị quyết Hội đồng Quản trị (20/03/2008)

>   Thị trường đăng ký giao dịch: Cần ưu tiên thanh khoản (20/03/2008)

>   Chấp thuận nguyên tắc cấp phép cho CTCP Quản lý quỹ SME (20/03/2008)

>   PVS: Giao dịch mua cổ phiếu của Công ty Tài chính Dầu khí (30/01/2008)

>   Vốn đang chạy vào đâu? (20/03/2008)

>   S64: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (30/01/2008)

>   S64: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (30/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật