Thứ Năm, 20/03/2008 14:35

Thị trường đăng ký giao dịch: Cần ưu tiên thanh khoản

Dự thảo Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội (HASTC) được UBCK và HASTC đưa ra lấy ý kiến các thành viên đã nhận được nhiều phản hồi từ các CTCK, các thành viên thị trường và đông đảo NĐT. Phần lớn ý kiến góp ý đều tập trung vào việc làm thế nào để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu OTC - thị trường có quy mô vốn hóa khổng lồ nhưng nhạy cảm và rất dễ “đóng băng” này.

Nên cho vừa mua bán vừa mua trong một phiên

Tại Khoản 2 Điều 16 của dự thảo Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán CTĐC (gọi tắt là thị trường ĐKGD) quy định “Nhà đầu tư không được phép đồng thời vừa mua, vừa bán một loại cổ phiếu trong một phiên giao dịch”. Theo bà Trần Thị Thúy, Phó giám đốc CTCK VPBank thì điều này không nên áp dụng đối với các thành viên của HASTC vì trong giai đoạn đầu cần giúp cho thị trường thêm sôi động và cũng để các CTCK đạt tới vai trò là nhà tạo lập thị trường. Bà Thúy cho biết thêm, về chế độ công bố thông tin, nội dung thông tin cần công bố phải áp dụng như các công ty niêm yết để đảm bảo tính minh bạch. Do các CTĐC còn bỡ ngỡ nên trong cách thức thực hiện công bố thì có thể giao cho các thành viên làm tư vấn hoặc bảo trợ thực hiện và hưởng phí dịch vụ.

Về thời gian giao dịch, theo CTCK Quốc tế Hoàng Gia (IRS) nên chuyển sang buổi chiều, lệch với giờ giao dịch khớp lệnh liên tục như hiện nay. Bên cạnh đó, việc cần  ghi cụ thể mức ký quỹ là bao nhiêu, tỷ lệ ký quỹ như thế nào phụ thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của CTCK. Vẫn theo ý kiến của IRS, nên quy định giá tham chiếu cho ngày đầu tiên chào sàn để tránh hiện tượng làm giá.

CTCK FPT (FPTS) thì cho rằng, trong trường hợp NĐT không được mua bán trong phiên thì nên cho phép CTCK có nghiệp vụ tự doanh được thực hiện mua - bán trong phiên để từng bước xây dựng cơ chế market - maker (nhà tạo lập thị trường). Và cũng nhằm tăng tính thanh khoản và tạo thuận lợi cho NĐT, FPTS đề xuất, nên giảm thời gian thanh toán xuống còn T+2. Về thời gian giao dịch có thể chia làm 2 phiên/ngày, sáng từ  09h00 đến 11h00, chiều từ 14h00 đến 16h00.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc CTCK Bảo Việt (BVSC) cũng đồng ý với việc nên cho phép NĐT được phép cùng mua và bán một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch. Tuy nhiên, cần có biện pháp ngăn chặn hành vi làm giá. Theo ý kiến từ BVSC, hệ thống giao dịch của HASTC sẽ tăng cường kiểm soát, đồng thời không cho phép đại diện giao dịch của CTCK xác nhận khớp lệnh thỏa thuận điện tử trong trường hợp hai lệnh đối ứng có cùng một số tài khoản.

Có nên nới biên độ?

Về việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán chưa niêm yết, dự thảo Quy chế Tổ chức và Quản lý thị trường ĐKGD có quy định: “HASTC xem xét việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau: giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường. Tổ chức đăng ký giao dịch vi phạm nghiêm trọng Quy chế công bố thông tin...”. Theo BVSC, trong Quy chế đã có quy định về biên độ dao động giá (đối với giao dịch cổ phiếu là +/-20%) nên đương nhiên, mọi giao dịch cổ phiếu đều phải nằm trong biên độ này. Như vậy, cụm từ “có biến động bất thường” là gì rất cần hướng dẫn cụ thể để tránh cách hiểu khác nhau dẫn đến cách làm khác nhau. Quy định “vi phạm nghiêm trọng” phải được hiểu như thế nào cũng cần có dẫn cụ thể trong Quy chế.

Nhiều NĐT cho rằng, một trong những ưu điểm tạo nên sự hấp dẫn của thị trường OTC hiện nay và thị trường ĐKGD sau này chính là tính linh hoạt giao dịch không biên độ. Vậy nên giữ lại tính linh hoạt này bằng cách nới rộng biên độ lớn hơn +/- 20 % hay không? Đây cũng là ý kiến đáng để cơ quan quản lý lưu tâm, xem xét.

Bên cạnh tính thanh khoản, biên độ giao dịch, một số nội dung cũng cần được xem xét sửa đổi, bổ sung. Điều 26 quy định về bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi giao dịch, thành viên gây ra giao dịch lỗi bị Trung tâm Lưu ký hủy bỏ kết quả thanh toán phải bồi thường thiệt hại cho thành viên đối ứng” và “mức bồi thường do giao dịch lỗi gây ra do hai bên thành viên là đối tác trong giao dịch lỗi tự thỏa thuận nhưng không vượt quá 10% giá trị của giao dịch lỗi”. Quy định hiện nay đối với chứng khoán niêm yết, tất cả các lỗi giao dịch sẽ được chuyển thành giao dịch tài khoản tự doanh của CTCK và điều này làm tăng tính tin cậy của thông tin thị trường, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các CTCK trong việc thực hiện nghiệp vụ giao dịch.

Tuy nhiên, dự thảo Quy chế lại không quy định lỗi giao dịch phải chuyển về tài khoản tự doanh của CTCK, mà sẽ thực hiện theo phương thức loại bỏ giao dịch lỗi và không thực hiện thanh toán bù trừ. Quy định như vậy tương đối bất cập vì tất cả giao dịch trên thị trường đều là những thông tin nhạy cảm liên quan đến cung cầu cũng như tình hình giao dịch của cổ phiếu đó và có thể ảnh hưởng đến giao dịch kế tiếp. Tuy nhiên, nếu giao dịch được thực hiện đã gây tác động đến xu hướng giao dịch cổ phiếu đó nhưng sau đó lại được CTCK báo cáo sửa lỗi loại bỏ giao dịch thì sẽ ảnh hưởng đến thị trường bởi chưa có quy định về việc loại bỏ giao dịch có phải công bố cho NĐT biết hay không. Nếu không công bố thì NĐT không được biết thông tin xác thực của thị trường, còn nếu công bố thì cũng gây mất lòng tin cho NĐT về việc liệu đó là lỗi giao dịch thật hay cố tình thao túng.

Theo dự thảo Quy chế thì hai bên phải tự thỏa thuận mức phạt; tuy nhiên, quy chế này  chưa đề cập đến trường hợp: hai bên chưa thống nhất được mức phạt thì có chấp nhận cho loại bỏ giao dịch lỗi hay không? Do đó, việc quy định lỗi giao dịch vẫn chuyển về tài khoản tự doanh của CTCK là phương án hợp lý.

Một điểm nữa là việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán ĐKGD trong dự thảo Quy chế không quy định cụ thể về thời gian tạm ngừng giao dịch đối với các trường hợp và cũng không dẫn chiếu đến văn bản hướng dẫn khác nên dễ gây khó khăn cho các thành viên bảo trợ (các CTCK) trong việc tư vấn cho các CTĐC muốn đăng ký giao dịch nếu gặp một trong các tình huống nêu tại điều này...

đtck

Các tin tức khác

>   Chấp thuận nguyên tắc cấp phép cho CTCP Quản lý quỹ SME (20/03/2008)

>   PVS: Giao dịch mua cổ phiếu của Công ty Tài chính Dầu khí (30/01/2008)

>   Vốn đang chạy vào đâu? (20/03/2008)

>   S64: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (30/01/2008)

>   S64: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (30/01/2008)

>   CTCK An Bình mở đại lý nhận lệnh tại Thanh Hoá (20/03/2008)

>   HTP: Thông báo việc bán bớt phần vốn Nhà nước (20/03/2008)

>   BMI: Thông báo huỷ niêm yết tại TTGDCK Hà Nội (19/03/2008)

>   NTP: Thông báo ĐHCĐ thường niên năm 2008 (19/03/2008)

>   NST ĐHĐCĐ thường niên 2008 và thanh toán cổ tức 2007 (19/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật