Thứ Hai, 25/02/2008 16:59

'Không thể kéo dài bao cấp, bù lỗ xăng'

Sáng nay, trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho rằng Chính phủ không thể bao cấp, bù lỗ xăng dầu, mà phải tuân theo quy luật thị trường.

- Thưa ông, Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, nhưng hôm nay lại cho tăng giá xăng. Ông đánh giá thế nào về động thái này?

- Phải nói rằng vào thời điểm hiện nay ta gặp rất nhiều mâu thuẫn. Ta vừa muốn kiểm soát giá cả để kiềm chế lạm phát, vừa phải áp dụng nguyên tắc của thị trường trong vấn đề giá cả. Chúng ta không thể kéo dài quá trình bao cấp. Trong nền kinh tế đã mở như thế này, bao cấp sẽ giúp buôn lậu gia tăng, làm méo mó quan hệ giá cả. 

Chính vì vậy, tôi cho rằng chúng ta vẫn phải kiên trì áp dụng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện hiện nay, ta nên dùng biện pháp tiền tệ, cân đối mặt hàng mà chúng ta có khả năng như lương thực, thực phẩm. Còn những mặt hàng chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài như xăng dầu và một phần sắt thép, thì không nên bù giá.

- Ông dự báo gì về khả năng các mặt hàng khác tăng theo giá xăng dầu?

- Đương nhiên những mặt hàng nào sử dụng nhiều nhiên liệu cho sản xuất sẽ bị tác động. Nhưng tôi cho rằng, nó cũng sẽ không tác động lớn lắm vì cùng một lúc, chúng ta dùng nhiều lực khác nhau. Về xu hướng chung tôi cho rằng tới đây giá cả sẽ dần ổn định hơn, mặc dù hai tháng gần đây giá cả tăng khá cao.

- Ông đánh giá thế nào về các giải pháp kiềm chế lạm phát thời gian qua của Chính phủ?

- Chính phủ đã dùng 3 biện pháp tiền tệ để hạn chế lạm phát, ổn định giá cả. Một là tăng lãi suất, hai là tăng dự trữ bắt buộc và thứ ba là rút tiền về. Tôi cho rằng việc tập trung rút tiền khỏi lưu thông để làm giảm tổng lưu lượng thanh toán là rất cần thiết. Đó là yếu tố cơ bản để hạn chế lạm phát trong năm 2008.

Tuy nhiên, có điểm hết sức chú ý, đó là chống lạm phát cũng như rút tiền về là nhiệm vụ trong cả năm, chứ không phải ngày một ngày hai là phải làm ngay. Một nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trung ương là phải đảm bảo thanh khoản cho thị trường. Có nghĩa là tại một thời điểm nào đó, ngân hàng nào đó có những khó khăn vướng mắc về mặt tiền tệ thì ngân hàng trung ương phải đảm bảo bơm tiền ra. Việc này thời gian qua làm chưa hài hòa.

Việc cùng một lúc triển khai cả 3 biện pháp đã làm một số ngân hàng có thể có khó khăn về mặt thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước lại không hỗ trợ tích cực, mạnh ngay lập tức, đã gây tâm lý rất lớn cho các ngân hàng.

Hệ quả là ngân hàng nào có tiền thì giữ lại không dám cho ngân hàng khác vay. Thị trường tiền tệ không hoạt động bình thường. Các doanh nghiệp nhân cơ hội này đã chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để lấy lãi suất cao. Điều đó lại càng không bình thường.

Mới đây, ngân hàng trung ương đã có những giải pháp tôi cho là khá tích cực. Đó là đã kịp thời bơm tiền ra, giúp cho các ngân hàng giải quyết, đảm bảo vấn đề thanh khoản. Trong thời gian tới đây, tôi cho rằng khi thị trường tiền tệ trở lại hoạt động bình thường sẽ không có hiện tượng thiếu tiền nữa.

- Các giải pháp giảm lạm phát đã tung ra, nhưng tại sao giá cả vẫn tăng?

- Biện pháp rút tiền về mới thực hiện trong thời gian ngắn thì không thể nào tác động ngay tới giá cả, mà sẽ tác động dần dần trong một thời gian. Lâu nay trong thuật ngữ chuyên môn gọi là có "độ chết thời gian". Thông thường ở các nước, người ta đưa ra các giải pháp chống lạm phát với mục tiêu từ 1 tới 3 năm.

- Vậy để đạt mục tiêu chống lạm phát, bình ổn giá cả, theo ông, sắp tới Chính phủ nên có các giải pháp gì?

- Trước mắt nên tuyên truyền để hạn chế yếu tố tâm lý mà những người khác thừa cơ đẩy giá lên. Thứ hai, tôi cho rằng cần thiết phải có biện pháp quản lý, kiểm soát trong một số trường hợp nhất định. Ở một số nước người ta đã áp dụng các biện pháp chặt chẽ để kiểm soát giá. Như Trung Quốc quy định tất cả mặt hàng đều phải niêm yết giá, mà mỗi lần điều chỉnh giá 5% đều phải báo cáo.

vne

Các tin tức khác

>   SacombankLeasing tăng vốn điều lệ (25/02/2008)

>   Lo ngại trở thành khủng hoảng (25/02/2008)

>   Giá xăng lên 14.500 đồng (25/02/2008)

>   Thuế thu nhập doanh nghiệp: “Giảm xuống mức 25% là phù hợp” (25/02/2008)

>   Một tuần, “bơm” ra 39.000 tỷ đồng (25/02/2008)

>   Hôm nay, có thể tăng giá xăng dầu (25/02/2008)

>   Hơn 1,8 triệu đồng mỗi chỉ vàng (25/02/2008)

>   Đua nhau rút tiền đem gửi nơi lãi cao (25/02/2008)

>   Vẫn cho vay mua bất động sản nhưng thận trọng (25/02/2008)

>   Giá xăng dầu 'rất có thể' tăng nay mai (25/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật