Thứ Năm, 21/02/2008 07:58

Giá cả ở “báo động số 1”?

Vào dịp Tết Mậu Tý năm nay giá cả thực phẩm tăng cao từ 30% trong khi các năm giá cả chỉ tăng 15 - 20%. Sau Tết Nguyên đán Mậu Tý cơn “bão giá” càng mạnh hơn khiến cuộc sống của người dân nghèo trở lên khốn đốn…

Chúng tôi đã trao đổi với ông Ngô Trí Long – nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) về những ảnh hưởng của tăng giá mặt hàng tiêu dùng tác động đến cuộc sống của người dân.

- Thưa ông, việc giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng vùn vụt đã tác động như thế nào đến cuộc sống của người dân?

- Tháng 1/2008 giá tiêu dùng đã tăng 2,38% và theo dự báo 2 tháng đầu năm nay chỉ số giá sẽ tăng ít nhất là trên 4%, điều này chưa bao giờ xảy ra. Tết Mậu Tý năm nay có chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao, không thể xem thường được, giá cả tăng đang ở “báo động số 1” rồi.

Tất nhiên, dịp Tết theo quy luật, do nhu cầu quá lớn đã làm giá cả tăng lên. Đặc biệt là do tâm lý người dân không tính toán gì trong dịp Tết, nên cũng bị người bán lợi dụng theo kiểu “thuyền lên nước lên” khiến cho giá cả cứ thế tăng vùn vụt… và kéo dài sau Tết.

Việc này đã làm ảnh hưởng quá lớn đến đời sống sinh hoạt đại bộ phận người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, trong khi đó đồng lương chưa tăng được là bao… Chẳng hạn, người dân cầm 10.000 đồng ra chợ trước đây có thể mua được 4 – 5 mớ rau, nhưng giờ may lắm chỉ được 1 mớ.

Giá cả đã tăng gấp mấy lần, giá cả tăng cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, người dân gặp khó khăn, vì vậy rất cần sự vào cuộc của các bộ, ngành và doanh nghiệp.

- Theo ông, cần có các giải pháp hữu hiệu nào mới bình ổn giá cả thị trường hiện nay?

- Trước Tết Chính phủ đã đưa ra nhiều văn bản, chỉ thị tìm biện pháp nhằm bình ổn giá, nhưng cũng chỉ là chủ trương thôi, còn các giải pháp cụ thể thì các cấp, ngành chưa thực hiện được. Các giải pháp vẫn không có gì mới, muôn thủa là "tăng cung, tín dụng ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp…” nhưng trong bối cảnh hiện nay thì khó phát huy hết tác dụng.

Trước hết chúng ta phải nghĩ, không có các giải pháp khác thay thế, giá sẽ còn tăng nữa. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải xem xét đến tính đặc thù của từng địa phương, từng ngành như năm nay giá thịt lợn tăng vô cùng sao chúng ta không giảm thuế để cho thịt nhập khẩu về…? Chúng ta nửa muốn giảm, nửa lại không vì lo sợ bất ổn trong nước, không quyết liệt?!

- Theo riêng ông thì phải có những giải pháp nào mới bình ổn được giá cả?

- Chính sách tiền tệ, thương mại là quan trọng. Năm nay chúng ta phải xem đâu là những tiềm ẩn lớn nhất dẫn đến việc tăng giá. Theo tôi cần thắt chặt chính sách tiền tệ, thương mại và có các giải pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh... Phải xem từng thời điểm, thời kỳ để tìm nguyên nhân gốc thì mới giải quyết được.

Năm 2007, chúng ta thấy rõ chính sách tiền tệ có vấn đề, như vốn FDI, kiều hối về nhiều ta phải có chính sách điều chỉnh. Hay đồng đô la liên tục mất giá cũng không phải là tốt, vì như thế nhập khẩu sẽ cao, cũng dẫn tới lạm phát…

Theo tôi có hai chính sách cần đặc biệt quan tâm hiện nay. Đó là thắt chặt chính sách tiền tệ và có giải pháp nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế… Vì sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của ta quá kém, trình độ thương mại của ta cũng vậy. Tăng trưởng của ta cũng chưa có chiều sâu, chi phí lại quá cao bắt nguồn từ năng lực kém nên rất dễ tổn thương khi giá cả thế giới biến động.

Do vậy, chúng ta rất cần có một giải tổng thể, phải huy động tất cả các bộ, ngành, doanh nghiệp cùng làm thì mới sớm bình ổn được giá cả.

- Xin cảm ơn ông!

vtc

Các tin tức khác

>   Đầu tư vàng: Thắng - bại trong gang tấc (21/02/2008)

>   Hiệu quả đầu tư thấp cũng là thủ phạm của lạm phát (21/02/2008)

>   Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nhận danh hiệu "Bộ trưởng Tài chính khu vực châu Á năm 2007" (20/02/2008)

>   Ngân hàng ADB sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam lĩnh vực tài chính và phát triển nguồn nhân lực (20/02/2008)

>   ADB sẽ dành tới 1,8 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam (20/02/2008)

>   Khánh Hoà: Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi VND (20/02/2008)

>   Chỉ hạn chế, không có chuyện ngừng cho vay (20/02/2008)

>   Seabank ban hành “siêu lãi suất”: 12%/năm (20/02/2008)

>   Công ty nước ngoài đầu tiên tư vấn bảo hiểm cho DN quốc doanh (20/02/2008)

>   Doanh nghiệp lại đặt vấn đề tăng giá xăng (20/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật