Thứ Bảy, 23/02/2008 16:59

FED: Nghe quen mà lạ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (được biết đến nhiều hơn dưới dạng viết tắt FED) được nhiều người nhắc đến ngay đầu năm 2008 khi tổ chức này hai lần liên tiếp hạ lãi suất, tạo ra những hiệu ứng không chỉ riêng cho nền kinh tế Mỹ mà còn cho cả thế giới.

Thế nhưng hiện đang tồn tại nhiều điểm hiểu sai về FED khá bất ngờ (theo khảo sát của tờ Wall Street Journal).

Đầu tiên, nhiều người tưởng FED là một ngân hàng. Thực tế FED gồm 12 ngân hàng và 25 chi nhánh ở khắp nước Mỹ nên chính thức mà nói, đây là hệ thống ngân hàng trung ương chứ không phải là một ngân hàng trung ương riêng lẻ.

Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy trên tờ giấy bạc Mỹ có ký hiệu mẫu tự và số. Ví dụ ký hiệu B và số 2 cho thấy tờ bạc đó do Ngân hàng Dự trữ New York phát hành; G và số 7 là do Ngân hàng Dự trữ Chicago phát hành...

Thứ nữa, nói đến FED, người ta thường nhắc đến ông Chủ tịch FED. Thật ra điều hành FED là Ủy ban Thống đốc gồm bảy thành viên do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm và Thượng viện Mỹ phê chuẩn, nhiệm kỳ kéo dài đến 14 năm để khỏi chịu tác động chính trị. Riêng chủ tịch và phó chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm.

Người ta cũng nhầm tưởng FED là một cơ quan nhà nước. Thật ra FED vừa là tư nhân vừa là nhà nước. Nó hoạt động như một doanh nghiệp vì chủ sở hữu cổ phiếu FED là các ngân hàng khác. Nhắc đến FED người ta thường kể về kho vàng Fort Knox; trong khi đây là một doanh trại quân sự, nơi trữ vàng của Mỹ. Vàng của FED nằm ở Ngân hàng Dự trữ New York mà đa phần là vàng của nước ngoài nhờ FED giữ hộ.

Mỗi khi có tin FED cắt giảm hay nâng lãi suất, đó là lãi suất qua đêm (FED Fund Rate). Đây là lãi suất các ngân hàng tính cho nhau khi vay qua đêm để bảo đảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Quyết định nâng, giảm lãi suất chính ra là do Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FEDeral Open Market Committee) đưa ra. Lãi suất này sẽ tác động lên lãi suất chiết khấu, tức là lãi suất FED tính khi cho các ngân hàng khác vay tiền để cho khách hàng vay lại (thường cao hơn lãi suất FED Fund một điểm phần trăm).

Lãi suất qua đêm là một trong những công cụ để FED điều hành hệ thống tiền tệ. Nói chính xác hơn nữa, FED cũng không quyết định lãi suất mà chỉ đưa ra mức lãi suất muốn hướng đến; sau đó dùng thị trường mở để tác động sao cho lãi suất qua đêm ứng với lãi suất muốn có.

Nên nhớ phát hành thêm tiền không có nghĩa FED in thêm tiền. Ví dụ, để bơm thêm tiền vào lưu thông, FED sẽ mua trái phiếu trên thị trường mở. Còn để hút tiền về, FED sẽ bán trái phiếu. Vì có quy định dự trữ bắt buộc nên 1 đô la FED đưa ra thị trường không chỉ là 1 đô la nữa mà được nhân lên nhiều lần.

Ví dụ với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, ngân hàng cho vay sẽ phải giữ lại 100 đô la cho mỗi 1.000 đô la khách hàng gửi vào sau khi bán trái phiếu cho FED. Với 900 đô la còn lại ngân hàng sẽ cho vay, nơi vay này sẽ gởi tiền vào ngân hàng, ngân hàng này lại phải giữ 90 đô la làm dự trữ bắt buộc và cho vay 810 đô la còn lại. Cứ thế, 1.000 đô la ban đầu sẽ “nở” ra thành gần 10.000 đô la lưu thông trong nền kinh tế.

Chính vì thế, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 12% chẳng hạn, không chỉ có nghĩa ngân hàng phải đưa thêm tiền vào dự trữ mà nó còn làm giảm lượng tiền lưu thông được khuếch đại như trình bày ở trên. Hai loại lãi suất nói trên sẽ tác động đến lãi suất thị trường và từ đó đến toàn bộ nền kinh tế.

Hai từ thường được nhắc đến

M1: Tiền mặt + tiền gởi không kỳ hạn

M2: M1 + tiền gởi có kỳ hạn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Tỷ giá USD và VND sẽ tiếp tục đi xuống (23/02/2008)

>   Thị trường sẽ thiếu tiền (23/02/2008)

>   Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thu 25% vẫn tăng ngân sách (23/02/2008)

>   Các doanh nghiệp địa ốc: Ngân hàng ngưng cho vay, chỉ có nước… chết ! (23/02/2008)

>   ACB không nhận trách nhiệm sự cố sàn giao dịch vàng (23/02/2008)

>   Đoàn Ủy ban Tài chính Quốc hội Đức sẽ thăm Việt Nam (22/02/2008)

>   Lấy ý kiến góp ý sửa đổi dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (22/02/2008)

>   Vàng trong nước vẫn tăng, vàng và dầu thế giới đều giảm (22/02/2008)

>    Cuộc đua lãi suất tăng thêm nhiệt (22/02/2008)

>   Thanh tra Công ty Tài chính cao su (22/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật