Thứ Tư, 20/02/2008 15:25

Cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm giá?

Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN vào thời điểm này, trong đó có việc phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu, được đánh giá là biện pháp cần thiết để chống lạm phát.

Tuy nhiên, trước mắt chính sách này sẽ có những tác động đến hoạt động của các ngân hàng. Theo đánh giá của các NĐT, CP NH đang có xu hướng sụt giảm.

Giảm lợi nhuận

Do tác động của quyết định này, các NHTM sẽ bị giảm lợi nhuận khi tham gia mua tín phiếu. Lãi suất tín phiếu 7,8%/năm thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường.

Lấy thí dụ: Từ ngày 18-2, lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Eximbank, nếu tính cả mức thưởng bậc thang, đã lên đến 9,744%/năm. Lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại NH Á Châu, lĩnh lãi cuối kỳ, đã lên đến 0,815%/tháng, tức là 9,78%/năm.

Với khoản tín phiếu ACB phải mua 1.500 tỉ đồng và Eximbank phải mua 500 tỉ, 2 NH này phải chịu lỗ khá nặng do chênh lệch lãi suất, chưa kể việc các NHTM phải bù các khoản chi phí hoạt động hoặc chi phí giải thưởng...

Dù vậy, lãi suất huy động tại ACB và Eximbank chưa phải là cao nhất. Hiện có NH đã tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên 10,56%/năm. NH nào huy động lãi suất càng cao thì khoản mua tín phiếu càng lỗ nặng.

Phó TGĐ một NHCP cho biết: Việc phát hành tín phiếu được triển khai sau khi NHNN tăng dự trữ bắt buộc không lâu. Điều này khiến cho NHTM càng phải "oằn lưng" chịu đựng những gánh nặng chồng chất.

Ông này nêu thí dụ: Một NHCP Y có mức dự trữ bắt buộc khoảng 4- 5 nghìn tỉ đồng. Lãi suất dự trữ bắt buộc thấp hơn gấp nhiều lần so với lãi suất tín phiếu. Nay NH này sẽ chịu thêm trên cả nghìn tỉ đồng mua tín phiếu. Nếu không khéo tính toán, "giật gấu vá vai" thì trong năm 2008 sẽ thua lỗ.

Hơn nữa, vào thời điểm này, nhiều NH đang thiếu VND và buộc phải vay trên thị trường liên NH. Lãi suất qua đêm trên thị trường này đã bị đẩy lên 30%/năm. Không ít NH sẽ phải gồng mình đi vay để mua tín phiếu. Lãnh đạo một NHCP đưa ra nhận xét: Đây sẽ là một năm nhiều khó khăn đối với các NHTM, nhất là các NH nhỏ mới thành lập.

Không chỉ ảnh hưởng thị trường địa ốc

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do khó khăn về vốn VND, một số NH đã phải giảm cho vay và không ít DN đã không được cho đáo hạn. Có ý kiến cho rằng thị trường nhà đất sẽ chịu ảnh hưởng nặng do nguồn vốn các NH "bơm vào" sẽ bị giảm,

Tuy nhiên, theo các NHTM, khi cho vay họ chỉ lựa chọn khách hàng nào có lợi nhất, tức là có lãi suất tốt nhất, có khả năng trả nợ cao nhất, ít rủi ro... chứ không phân biệt kinh doanh địa ốc hay lĩnh vực khác.

Vì vậy, việc thắt chặt tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến địa ốc mà tất cả các ngành sản xuất kinh doanh nói chung. Các DN thiếu vốn sẽ giảm năng lực cạnh tranh và ảnh hưởng đến cả công ăn việc làm của NLĐ.

Xu hướng giảm giá

Giá CP NH Á Châu và Sacombank giảm liên tiếp 2 phiên đầu tuần này. Theo ông Vũ Quang - NĐT, mặc dù xu hướng chung của thị trường là đang sụt giảm nhưng CP NH đang trở nên kém hấp dẫn và giảm rõ rệt hơn. Khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các NH đang là đề tài được bàn tán nhiều trên các sàn giao dịch.

Ông Quang còn đưa thêm dẫn chứng: Trên một trang web đăng giá CP OTC, giá chào mua CP của NH An Bình ngày 16.2 là 2,55 lần mệnh giá, đến ngày 19.2 chào mua còn 2,45 mệnh giá. Về chi tiết, các NĐT chưa thể phân tích một cách đầy đủ những lợi hại đối với từng NH, nhưng tâm lý chung là e ngại lợi nhuận trong năm nay sẽ giảm.

Lao Động

Các tin tức khác

>   Đấu thầu đợt ba 1.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ (20/02/2008)

>   Giá vàng, dầu: “Cuồng phong” trở lại (20/02/2008)

>   TPHCM: Bất động sản “hút“ 35.000 tỷ đồng vốn ngân hàng (20/02/2008)

>   Đua lãi suất VND: Biến động chưa từng thấy (20/02/2008)

>   Chống lạm phát: Phải "cầm cương" chính sách tiền tệ (20/02/2008)

>   Sẽ giảm 3 loại thuế? (20/02/2008)

>   Thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng gì đến cơn sốt giá nhà đất? (20/02/2008)

>   "Liều thuốc đắng" của Ngân hàng Nhà nước (20/02/2008)

>   Không để xảy ra tình trạng giải ngân chậm trong đầu tư xây dựng cơ bản (19/02/2008)

>   Thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết (19/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật