Thứ Năm, 07/02/2008 20:54

‘Gặt hái’ sau những cú vấp

“Bầm dập” hơn nhưng cũng tự tin và có nhiều cơ hội phát triển hơn. Đó là cảm nhận chung của các doanh nhân (DN) Việt Nam sau một năm vào sân chơi WTO.

Đại diện một số DN lớn kinh doanh các ngành hàng nhạy cảm với sự mở cửa thị trường tâm sự đầu năm với Tiền phong về những điều mình “gặt hái” được trong năm qua.

Chạm vào lửa để thấm được sức nóng

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Thực chất, ngành dệt may đã hội nhập, nói cách khác là đã ứng xử theo các quy định của WTO từ lâu. Tuy nhiên, những năm trước đó các DN vẫn chỉ cảm nhận được sự khốc liệt chứ chưa đứng trong sự khốc liệt của cạnh tranh.

Cũng giống như người ta biết lửa là nóng nhưng phải đến khi chạm vào mới cảm nhận rõ được sức nóng của lửa. Đó cũng là cái được nhất trong một năm qua của các DN Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng.

Một năm qua, DN Việt Nam đã nếm đủ vị ngọt lẫn đắng. “Quả đắng” đầu tiên mà các DN dệt may gặp phải là sức ép về lao động. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam rất mạnh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Điều đó cũng có nghĩa người lao động có nhiều cơ hội để lựa chọn. Vì vậy, đòi hỏi các DN phải có sự thay đổi về nhận thức cũng như cách hành xử đối với người lao động.

Vấn đề cạnh tranh hiện nay không đơn thuần là giá và chất lượng sản phẩm mà còn là khả năng đáp ứng nhanh và trách nhiệm xã hội của DN đối với người lao động. Nếu giải quyết tốt những vấn đề này, sức cạnh tranh của DN sẽ tăng lên rất cao. Chưa bao giờ các  DN dệt may Việt Nam lại quan tâm đến vấn đề này như hiện tại.

Bài học thấm thía nhất mà các DN Việt Nam tự nhận ra là sự yếu kém về kiến thức luật pháp quốc tế trong lĩnh vực thương mại.

Nhận ra mình rõ hơn

Ông Nguyễn Ngọc Hòa – Tổng Giám đốc Saigon Co.op: Mặc dù đến 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam mới chính thức mở theo cam kết WTO, song một năm qua hoạt động bán lẻ tại Việt Nam có sự chuyển động cực kỳ mạnh mẽ, hơn cả sự trông đợi. Điều đó tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với nhà bán lẻ. Song, cũng nhờ vậy mà các DN trong nước nhận ra mình được rõ hơn.

Điểm quan trọng và rõ nhất mà mình tự nhận ra sau một năm “cọ xát” trong môi trường hội nhập là sự yếu kém về trình độ quản lý và tính chuyên nghiệp; tức là yếu kém về nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý. Rất khó để tìm ra một người có đủ trình độ quản lý cả hệ thống, thậm chí một siêu thị cho xứng tầm.

Chính vì vậy, một năm qua, bên cạnh việc tăng tốc mở rộng mạng lưới bán lẻ, Saigon Co.op còn tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực và công nghệ quản lý theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của Saigon Co.op trong năm 2008. Phải tận dụng tối đa thời gian một năm còn lại để “gia cố” nền móng của mình trước khi thị trường bán lẻ mở hoàn toàn.

Bài học lớn về tầm nhìn

Ông Nguyễn Lâm Viên – Tổng Giám đốc Cty Vinamit: Tôi học được bài học rất lớn về vấn đề sử dụng nguồn tài chính. Thực ra đấy là bài học về tầm nhìn.

Trước đây, các DN thường hài lòng với mình, nhưng hôm nay, chúng ta phải có cái nhìn khác. Anh không phải một nhà sản xuất, một nhà quản trị đơn thuần mà phải là một nhà đầu tư. Anh phải nâng mình lên để xây dựng một chiến lược cho DN bằng một cái nhìn tổng quan.

Mình phải bắt tay với các đối tác để hòa nhập trong nền kinh tế đa dạng để từ đó có những kế hoạch vững chắc, lâu dài. Ngày xưa chúng ta làm tới đâu xây dựng kế hoạch tới đó. Hiện nay cơ hội tạo ra cho chúng ta một cái nhìn chiến lược để xây dựng một kế hoạch dài lâu.

Khi vào WTO, hầu hết các DN đều vấp về nguồn nhân lực, chúng ta phát triển rồi mới thấy thiếu trầm trọng nhất là nhân lực giỏi về tài chính, thị trường, quản trị... Chung quy lại cũng vì DN không có tầm nhìn chiến lược để xác định và đầu tư đúng mức.

Đề bù đắp, hầu hết DN Việt Nam đang có xu hướng tìm nguồn nhân lực nhập ngoại. Vinamit cũng nằm trong số đó.

tiền phong

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu lao động: Mở "đường bay thẳng" đến Ba Lan (08/02/2008)

>   2008: Mục tiêu cao hơn vẫy gọi! (06/02/2008)

>   Thị trường TP.HCM trước giờ G: Hàng còn nhiều, giá giảm! (06/02/2008)

>   Hội thảo giới thiệu về kinh tế và môi trường đầu tư Việt Nam tại Nhật Bản (14/02/2008)

>   Thành phố Hồ Chí Minh: Phát triển ngành hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao (06/02/2008)

>   Lâm Đồng: Trao giấy phép đầu tư xây dựng khu thương mại với vốn đầu tư 50 triệu USD (07/02/2008)

>   Việt Nam là thị trường rất có triển vọng (06/02/2008)

>   ABB giành được hợp đồng trị giá 25 triệu USD tại VN (07/02/2008)

>   Đà Nẵng-Thành phố năng động miền Trung (06/02/2008)

>   Thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (06/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật