Thứ Tư, 24/10/2007 10:10

Cổ phiếu PVFC có đáng giá "đầu 7"?

Trước khi diễn ra phiên đấu giá cổ phiếu Cty tài chính dầu khí (PVFC), có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau của NĐT về giá của CP này; cũng như có nhiều nhận định và phân tích trái chiều nhau về tiềm năng, rủi ro xung quanh đợt IPO của PVFC và cả TTCK hồi hợp chờ đợi kết quả của phiên đấu giá. 59.638.900 cổ phần được bán hết, giá đấu thành công cao nhất 170.000đ/CP, thấp nhất là 66.600đ/CP và bình quân là 69.670đ/CP.

Sôi động thị trường hậu đấu giá

Như thường lệ qua bao đợt IPO, đặc biệt là IPO những Cty thuộc "hàng khủng" sau mỗi phiên đấu giá giao dịch quyền mua lại CP đấu trúng lại trở nên sôi động và hấp dẫn đối với NĐT. Đây cũng là thời điểm kiếm ăn của các "cò" CK - một trung gian không thể thiếu trong các vụ chuyển nhượng mua bán CP trên thị trường OTC.

Chiều ngày 21.10 ngay sau khi TTGDCK HN công bố kết quả đấu giá PVFC, TTCK ghi nhận đã có những giao dịch thành công ở mức giá 71.000-72.000đ/CP, càng về sau giao dịch càng có phần sôi động khi có thêm nhiều lệnh mua với khối lượng lớn từ 200.000-500.000 CP với mức giá 72.000-73.000đ/CP, trong ngày 22.10 giao dịch số CP đấu trúng PVFC khi mức giá khớp lệnh có lúc lên đến 74.000-74.500đ/CP đối với trường hợp đấu trực tiếp còn khối lượng đấu trúng thông qua uỷ thác thì thấp hơn 1-1,5 giá. Giao dịch thành công được ghi nhận nhiều nhất trong ngày 22.10 ở mức giá 72.000-72.500đ/CP.

Sở dĩ giá CP uỷ thác lại rẻ hơn trực tiếp bởi khi chuyển nhượng còn kèm theo một số phí kèm theo như phí uỷ thác, phí chuyển nhượng, thông thường mức phí này, được thoả thuận giữa hai bên. Mức phí uỷ thác trung bình khoảng 1% và phí chuyển nhượng 1%. Chính vì lý do này đấu giá qua uỷ thác thường thấp hơn là đấu trực tiếp.

Phần lớn NĐT cá nhân tham gia đấu giá chỉ mong đấu trúng thấp hơn giá bình quân thị trường rồi bán đi kiếm chênh lệch vài giá là ổn. Trước khi diễn ra phiên đấu giá đã có thông tin mua lại quyền đấu trúng cao hơn 3-4 giá, nhưng hầu như không có giao dịch.

Có xứng đáng ở "đầu 7"?

PVFC là một Cty tài chính quy mô lớn và thuộc loại có uy tín lớn trên thị trường tài chính. PVFC với quy mô vốn hiện tại là 5.000 tỉ đồng. Phân tích cơ bản cho thấy PVFC còn nhiều hạn chế trên các mặt như cơ chế, vốn chủ sở hữu, nhân lực, danh mục sản phẩm, mạng lưới... Kết quả kinh doanh và các chỉ số tài chính ở mức bình thường, nhất là thu nhập trên mỗi CP, tỉ lệ trả cổ tức không thật sự hấp dẫn.

Một chuyên gia phân tích tại CTCK Seabank cho biết, nhìn từ góc độ phân tích cơ bản thì PVFC không phải thuộc "hàng ngon" và giá của PVFC được hưởng lợi nhiều từ sự phục hồi nhanh của TTCK niêm yết và OTC, đặc biệt là sự phục hồi nhanh và mạnh trên sàn CK HN. Ngoài ra còn có tâm lý hưng phấn của NĐT quyết đi đấu giá làm sao trúng bằng được, miễn là xoay quanh mức giá bình quân.

Chính lý do này đã vô tình đưa PVFC "bay" lên trên 70.000đ/CP - một mức giá mà không một chuyên gia nào dám nghĩ tới cho danh mục đầu tư dài hạn. Bài học trong đợt IPO của "đại gia"  Bảo Việt vẫn còn nguyên giá trị?

Nhìn từ chỉ số tài chính, so sánh PVFC với một số Cty có lĩnh vực tương tự như NH ACB, STB, SHB, MB, OCB,... thì PVFC có chỉ số tài chính khá khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá thấp so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Quy mô vốn của PVFC hiện nay rất lớn: 5.000 tỉ đồng và theo kế hoạch mỗi năm PVFC tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng, đến năm 2011 vốn điều lệ sẽ đạt 10.000 tỉ đồng - một con số đáng nể.

Tuy nhiên, với kế hoạch lợi nhuận đặt ra của PVFC trong 5 năm tới năm 2007 là 506.160 triệu đồng, EPS tương ứng khoảng 1.012đ/CP. Với giá PVFC là 74.000đ/CP thì PE của PVFC sẽ khoảng 73 lần. Nếu lấy EPS trung bình 3 năm (2007-2010) thì EPS của PVFC cũng chỉ khoảng 1.094đ/CP - mức thu nhập trên một CP quá khiêm tốn so với mức vốn khổng lồ. Hiện nay PE của ACB là 33,92 lần, STB là 39,22 lần (ngày 22.10), mà STB và ACB đã niêm yết, tính thanh khoản còn cao hơn nhiều PVFC.

Đầu tư vào một Cty thì NĐT cần phải biết mình đang theo đuổi một kỳ vọng nào đó. Đối với PVFC, phải chăng NĐT chấp nhận mức giá trên "đầu 7" là đầu tư vào thương hiệu của PVFC hay đầu tư lướt sóng kiếm chênh lệch giá trong ngắn hạn? Còn nếu kỳ vọng vào thu nhập trên một CP vào cuối năm tài chính thì quả là không thuyết phục với mức giá trên "đầu 7".

Năm

2007

2008

2009

2010

VĐL (trđ)

5,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

LNST (trđ)

506,160

630,000

900,000

1,188

EPS (đồng)

1,012

1,050

1,125

1,188

EPS trung bình (2007 - 2010)

1,094

 

 

 

Các tin tức khác

>   Dìm giá để... mua vào (24/10/2007)

>   Các “đại gia” còn ngủ yên (24/10/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài của Công ty Thép Biên Hòa (23/10/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài của Công ty Thép Thủ Đức (23/10/2007)

>   Thông tin nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu Công ty Cổ phần Siêu Thanh (23/10/2007)

>   Đấu giá PVFC: Nhà đầu tư cá nhân bị... trúng kế? (23/10/2007)

>   Vì sao HNC lại trả lương dài hạn bằng cổ phiếu? (23/10/2007)

>   Vụ hối lộ tại Vinaconex 10: Đề nghị truy tố Nguyễn Đình Thản và 7 bị can (23/10/2007)

>   Công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên: Chuẩn bị khởi công dự án Nhà in Thanh Niên tại Đà Nẵng (23/10/2007)

>   Định giá là định giá gì? (23/10/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật