Thứ Hai, 02/07/2007 17:24

Vì sao cổ phiếu blue-chip mất giá?

Không ít ý kiến cho rằng, giá hàng loạt cổ phiếu (CP) blue-chip như ACB, STB, SSI, GMD, FPT, VNM, ITA, TDH... thời gian qua đều giảm vì tình hình chung của thị trường.. Còn các loại CP blue-chip trên thị trường OTC thuộc nhóm ngân hàng, địa ốc, chứng khoán, dầu khí và bảo hiểm cũng giảm từ 20-40% so với giữa tháng 3/2007. Trong tình cảnh nhiều CP “hàng hiếm” vẫn tăng hoặc giảm nhẹ thì việc CP blue-chip giảm giá đang cần những lý giải cặn kẽ.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của VNM, STB, ACB, SSI, REE, FPT...khá khả quan và ấn tượng. Như VNM, 5 tháng đầu năm có lợi nhuận đến 481 tỷ đồng, STB quý I lời 267 tỷ đồng, GMD lời 55 tỷ đồng, REE lãi hơn 178 tỷ đồng...

Tuy nhiên SSI, ACB, GMD, REE, STB... đã giảm liên tục nhiều phiên gần đây, còn VNM "dậm chân tại chỗ” với giá 180.000 đ/CP đã 3 phiên liên tiếp, riêng FPT sau khi lên đến 324.000 đồng/CP ngày 26/6 đã rơi 3 phiên liên tục.

Tình hình trên thị trường OTC còn ảm đạm hơn rất nhiều. Lợi nhuận khá ấn tượng từ đầu năm 2007 đến nay của  Đông Á, Techcombank, Eximbank, NH Quân Đội, Phương Nam, Phương Đông, Bảo hiểm dầu khí, Chứng khoán Kim Long, Đại Việt... chỉ giúp các loại CP này không rớt giá quá nhanh như các loại CP OTC khác. Nhưng đáng ngại hơn là các CP blue-chip đang niêm yết vẫn được giao dịch khá mạnh thì các loại CP “hàng hiệu” trên thị trường OTC có thời điểm “đóng băng”!

Lý giải cho hiện tượng trên, nhiều chuyên gia chứng khoán đều chung nhận định, ngoài việc thị trường thời gian qua sau tháng 4 “đen tối” mới chỉ hồi phục phần nào thì một trong các nguyên nhân chính là lượng CP phát hành thêm, IPO quá lớn. Chỉ tính riêng các loại CP blue-chip đã có ACB sẽ thêm 143 triệu CP vào tháng 7, FPT 30 triệu CP, STB gần 19 triệu CP, REE 4,8 triệu CP, VNM hơn 8 triệu CP... Không chỉ phát hành đúng thời điểm các tổ chức niêm yết thi nhau phát hành mà ngay khi các đợt IPO của Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, Bảo hiểm Dầu khí tung hàng chục triệu CP ra thị trường.

Nếu so với trước chia tách, có loại giá vẫn cao hơn nhưng nhiều loại vẫn giảm so với ngày giao dịch không hưởng quyền. Chuyên gia chứng khoán Huy Nam nhận định: “Cung của TTCK Việt Nam vẫn lớn nhưng ào ạt trong một thời gian ngắn như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sức cung mà còn dẫn đến tâm lý e ngại của nhà đầu tư”.

Chưa kể nhiều doanh nghiệp còn nhiều đợt tăng vốn đã được báo trước từ nay đến năm 2008. Các loại CP trên thị trường OTC của nhóm ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí... cũng rơi vào tình trạng này. Việc tăng vốn và phát hành thêm CP ồ ạt có vẻ như mang lại tác dụng ngược với không ít loại CP cả trên sàn chính thức lẫn OTC. Không chỉ làm giá hạ mà còn gieo tâm lý “đông sẽ không tinh” và “họ sẽ còn phát hành thêm dài dài”.

Trong khi nhà đầu tư trong nước hoặc cạn vốn hoặc chờ đợi, cầm cự thì nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) lại gặp “rào cản” hết room hay còn rất ít room của các loại CP blue-chip. GMD, REE, CII, STB, TDH, SAM đã hết room, nhiều CP blue-chip room còn khá ít. Không chỉ hết quyền được đầu tư vào các loại CP trên giúp giao dịch thêm sôi động mà cho đến nay tâm lý mua bán theo NĐTNN của nhiều nhà đầu tư cá nhân nội vẫn tồn tại.

Nhà đầu tư Trần Thị Thanh Huyền (sàn ACBS TP.HCM) thừa nhận: “Nhóm của tôi 6 người đều xem khối lượng giao dịch của NĐTNN là một trong ít tiêu chí để quyết định mua hay bán loại CP nào”. Tuy bên ngoài một số quỹ, NĐTNN cho rằng, giá của nhiều CP blue-chip cao hơn giá trị thực nhưng chính họ lại là người mua vào mạnh nhất, việc hết room là dẫn chứng sinh động nhất.

Giờ đây khi đã hết room hoặc còn không đáng kể thì giá các loại CP này đứng hoặc giảm cũng không có gì khó hiểu. UBCKNN cho biết, chưa có phương án tăng room lên trong thời gian tới nên nhà đầu tư trong nước cũng cũng không dám ôm vào chờ thời.

Ôm CP blue-chip lời nhiều, triển vọng tốt nhưng một khi thị trường xuống thì lỗ cũng khá nặng. Với giá trên 200.000 đồng/CP (trước khi chia tách và hiện nay), chì cần lên xuống 5%, ôm 1.000 CP, nhà đầu tư lời hoặc lỗ cả chục triệu đồng trong buổi sáng. Còn CP OTC thì còn “đắng” hơn rất nhiều khi 2 tháng qua, nhiều CP rớt đến hàng chục ngàn đồng (tính theo mệnh giá 10.000 đồng/CP) như PVI, Đạm Phú Mỹ, Đông Á, Emximbank... Đó cũng là nguyên nhân góp phần làm CP blue-chip “mất giá”. Ngay cả những CP có dự đoán lạc quan và lợi nhuận rất tốt như SSI (sàn Hà Nội), PVI trên OTC đều giảm giá mạnh trong thời gian qua đã khiến không ít nhà đầu tư “ôm tiền thủ thế”.

Việc NHNN yêu cầu các NH hạn chế cho vay, cầm cố chứng khoán dù ảnh hưởng không quá lớn nhưng cũng khiến nhiều nhà đầu tư mất một nguồn vốn đáng kể. Hơn nữa, những đợt IPO sắp tới của Vietcombank, Incombank, MHB, MobiFone, Vincom... đều là những CP ngang ngửa hoặc được đánh giá cao hơn nhiều CP blue-chip đang có đã làm nhiều nhà đầu tư “xem nhẹ” dần các CP blue-chip hiện tại. Đó là chưa kể tâm trạng “hồ hởi háo hức” lúc còn ít CP tên tuổi đang biến mất dần vì giờ đây đại gia nào không phát hành nhiều, số lượng cực lớn CP mới là chuyện lạ. Vậy thì CP blue-chip có “mất giá” hay sàng lọc dần thì đó cũng là quy luật thức thời.

VNN

Các tin tức khác

>   Giao lưu trực tuyến tìm hiểu về đấu giá cổ phần lần đầu (02/07/2007)

>   Thị trường ảm đạm: Công ty chứng khoán vẫn nở rộ (02/07/2007)

>   CK Đệ Nhất tạm ngừng giao dịch tại TTGDCKHN (02/07/2007)

>   Bridge Securities và Haseco ký hợp tác chiến lược (02/07/2007)

>   Tin vắn chứng khoán niêm yết ngày 2/7 (02/07/2007)

>   Cho vay đầu tư chứng khoán: Ý kiến quanh việc ngân hàng rút vốn (02/07/2007)

>   Cty niêm yết phải chủ động công bố thông tin quan trọng (02/07/2007)

>   UBCKNN: ngăn chặn giao dịch nội gián (02/07/2007)

>   Tầm nhìn đầu tư dài hạn (01/07/2007)

>   VIETSTOCK hỗ trợ doanh nghiệp công bố thông tin miễn phí (29/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật