Thứ Hai, 16/07/2007 17:58

Tìm hiểu kỹ trước khi… ‘‘kết hôn’’

Nếu như trước đây, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (DN) chỉ diễn ra âm thầm và lâu lâu mới có một sự kiện, thì kể từ khi thị trường chứng khoán bùng nổ, dòng vốn đổ vào lĩnh vực mua - bán này ngày một lớn mạnh. Điều đó đặt ra bài toán là phải làm sao để hoạt động mua bán, sáp nhập DN có hiệu quả, trong đó bao gồm cả việc cần có một hành lang pháp lý đủ mạnh và những kỹ năng cơ bản trong việc “kết hôn” với một DN khác...

Một kênh thu hút đầu tư nước ngoài mới

Theo TS. Nguyễn Thị Bích Vân, Phó cục trưởng Cục Đầu  tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mua bán và sáp nhập DN là một hình thức đầu tư rất quan trọng của đầu tư nước ngoài. Trong 10 năm trở lại đây, số lượng vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua hình thức này chiếm tỷ trọng lớn (57-80%) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thiếu hụt hành lang pháp lý và do những quy định về giới hạn tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các DN trong nước, nên hình thức đầu tư mới này mới chỉ được thực hiện qua một số ít dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DVSC) cho thấy, trong thời gian qua, tuy còn khá mới mẻ, nhưng những giao dịch về mua bán và sáp nhập DN ở Việt Nam đã diễn ra khá phong phú và đa dạng. Điển hình là những giao dịch dưới nhiều hình thức giữa các công ty Campina và Vinamilk, Luks Land và Lâm Viên, Manulife và Chinfon, Daii-chi và Bảo Minh CMG, Jaccar và Ever Fortune, Kinh Đô và Wall’s, Banklnvest và AAA, ACB và Ngân hàng Đại Á...

Xác định rõ... “cô dâu” là ai

Ông Bùi Văn Tuynh, Tổng giám đốc DVSC, một trong những chuyên gia hàng đầu về tư vấn mua bán, sáp nhập DN cho biết: “Trước khi tiến hành giao dịch, các DN phải xác định rõ đối tượng đối cần ‘kết hôn’ là ai, ‘cô dâu’ đó như thế nào? Phải phân tích, định lượng, đánh giá cơ hội, rủi ro, khả năng tài chính, vị thế của DN trên thị trường, cũng như các vấn đề về thuế...”. Ông Tuynh phân tích, ở nhiều địa phương, để thu hút đầu tư, một số ngành được ưu đãi rất lớn về thuế. Nhưng vấn đề là, sau khi nhà đầu tư mua lại các DN ở đây, thì sự ưu đãi trên có còn hay không? Nhà đầu tư cần biết rõ về điều này trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Vấn đề nợ thuế hải quan cũng cần được nhà đầu tư tính đến, bởi rất có thể sau khi mua một DN nào đó, nhà đầu tư sẽ phải “ôm” một khoản nợ thuế rất lớn. Bài học “nhãn tiền” trong chuyện này chính là trường hợp của Công ty cổ phần DN trẻ Đồng Nai (Dona Corp) cách đây hơn một năm. Mặc dù chỉ phải bỏ ra 1 USD, một mức giá rất tượng trưng, để mua lại toàn bộ Công ty TNHH Cheer Field Vina, nhưng Dona Corp đã phải “gánh” một khoản nợ 34 tỷ đồng của đối tác. Có thể do chưa hiểu tường tận “người yêu” của mình là ai, nên đến thời điểm này, Dona Corp vẫn chưa thể hoàn tất thủ tục đăng ký... “kết hôn”, để đưa DN này đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cần có một hành lang pháp lý đủ mạnh

Liên quan đến vấn đề này, ông Tổng giám đốc của DVSC lại đưa ra một ví dụ điển hình khác: Có một căn hộ cao cấp cho thuê ở TP.HCM được rao bán cổ phần với giá 15 triệu USD và đã có nhà đầu tư đồng ý mua. Nhưng khi nhà đầu tư này lập kế hoạch vay tiền ngân hàng, thì lại vướng phải... “giới hạn 03” của Ngân hàng Nhà nước, nên đành rút lui. “Chính Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước đã làm ảnh hưởng đến thị trường mua bán và sáp nhập DN, vì trong thực tế, nếu nhà đầu tư tự bỏ tiền túi ra mua thì sẽ không đủ”, ông Tuynh nói.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường tài chính Việt Nam tuy đang trong giai đoạn sơ khai, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai gần. Do đó, việc sáp nhập, mua bán DN được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, dệt may, bán lẻ... Song, vấn đề là, để hoạt động này phát triển ổn định và bền vững, rất cần có một hành lang pháp lý đủ... “mở”.

TS. Nguyễn Thị Bích Vân cho biết: “Một hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ và minh bạch, làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch mua bán và sáp nhập DN, hạn chế ‘tập trung kinh tế’ và cạnh tranh không lành mạnh, vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển hình thức đầu tư này, đặc biệt là các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, sẽ góp phần tạo một kênh thu hút đầu tư nước ngoài mới và quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn tới”.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Thuỷ sản tiêu thụ nội địa: Bỏ ngỏ dư lượng kháng sinh (16/07/2007)

>   Thành lập 3 tập đoàn thuộc Bộ Xây dựng (16/07/2007)

>   Mối quan tâm đầu tư của Australia vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh (16/07/2007)

>   Lạm phát tăng đột biến, nhưng… (16/07/2007)

>   Lần đầu Việt Nam xuất khẩu lao động nghề điện tử (16/07/2007)

>   Hải Phòng đầu tư 1.300 tỷ đồng xây nhà máy đóng tàu (16/07/2007)

>   Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia: Chuyển trọng tâm sang DN vừa và nhỏ (16/07/2007)

>   Doanh nghiệp phải ‘‘học’’ cách đối phó với tội phạm kinh tế (16/07/2007)

>   Hà Nội: Nạn hàng giả vẫn ở mức báo động (16/07/2007)

>   10 nước tham gia XTTM cho Hành lang xuyên Á (16/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật