Thứ Hai, 16/07/2007 11:42

Hà Nội: Nạn hàng giả vẫn ở mức báo động

Qua đợt khảo sát mới đây của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) HN, tình trạng giả mạo nhãn hiệu hàng hoá và hàng hoá vi phạm nhãn hiệu trong 6 tháng đầu năm 2007 đang có xu hướng diễn biến rất phức tạp.

Hàng giả đã "nội địa hoá"

Theo kết quả khảo sát, HN có 19 tụ điểm nghi vấn có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đã lập danh sách 178 đầu mối sản xuất nghi có sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Trong đó, có 33 cơ sở lương thực, thực phẩm, 128 cơ sở hàng tiêu dùng, 7 cơ sở vật liệu xây dựng, 20 cơ sở thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh đó, còn có 171 điểm giáp ranh mà lực lượng QLTT khó kiểm soát (13 khu vực giáp ranh với các tỉnh bạn, 55 khu vực giữa các quận, huyện, 103 khu vực giữa các phường, xã). Ngoài ra, với 631 chợ, 73 bến ôtô, 7 ga xe lửa, 4 khu vực triển lãm và 603 tụ điểm về hình sự... là những nơi hoạt động thương mại phức tạp. Có thể nói, hàng hoá Trung Quốc nhập vào TP đã tác động lớn tới thị trường HN và đây là nguồn chính của hàng giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ.

Qua 860 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2007, có tới 415 vụ hàng giả, kinh doanh trái phép và vi phạm quy chế hàng hoá. Nổi lên một số thủ đoạn giả mạo và vi phạm nhãn hiệu hàng hoá như sau: Thị trường hàng giả đã "nội địa hoá" bằng phương thức nhập linh kiện, bán thành phẩm vào VN qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì nhãn mác mới thành các sản phẩm "made in" Thái Lan và Nhật Bản như giày da các loại, kính mắt, bánh kẹo, tất chân...

Một số DN, đơn vị VN đặt hàng Trung Quốc sản xuất giống y hàng hiệu đã được thị trường chấp nhận như: Thiết bị vệ sinh (hiệu Joden, Clever), bếp ga Rinnai, Paloma, hoá mỹ phẩm (Gucci, Chanel...), máy nghe nhạc MP3, MP4. Hàng hoá này được đưa ra thị trường, bày bán công khai tại các khu phố thương mại với số lượng lớn.

Cũng trong thời gian này, cơ quan QLTT HN đã phát hiện thêm thủ đoạn mới của một số đối tượng như: Mở cửa hàng lấy tên thương hiệu nổi tiếng sau đó lừa bán cả cửa hàng và hàng hoá cho người khác (tập trung chính vào mặt hàng hoá mỹ phẩm). Một số đơn vị, cá nhân đăng ký tên thương mại trùng với tên nhãn hiệu đã được bảo hộ hàng hoá nổi tiếng để lừa dối người tiêu dùng như Công ty TNHH cáp điện Trần Phú đặt Công ty Thiên Phú sản xuất dây điện mang tên "Trần Phú" của Công ty cơ điện Trần Phú đã bị CP15 và QLTT tịch thu tiêu huỷ 328 cuộn dây.

Trong lĩnh vực kỹ thuật số hàng giả đã đến mức báo động không chỉ đồng hồ, máy ảnh mà các loại linh kiện, cạc, sim, bộ nhớ, USB, màn hình LCD... giả mạo nhãn hiệu xuất xứ tăng rõ rệt với giá bán cạnh tranh tỉ lệ nghịch với chất lượng hàng hoá. Ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT HN - cho biết: "Việc kinh doanh sử dụng tem NK giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn đang tăng lên khó kiểm soát. Một số vụ hàng giả cho thấy có yếu tố móc nối với cá nhân, tổ chức nước ngoài làm hàng giả, nhất là giả mạo xuất xứ đưa vào VN".

Mức xử phạt chưa đủ sức răn đe

Việc xử lý vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng có nhiều khó khăn cả về giám định và xử lý vi phạm. Công tác giám định phải phụ thuộc vào cơ quan giám định. Nhiều trường hợp kết quả giám định không đúng với yêu cầu giám định của cơ quan kiểm tra. Xử phạt hành chính với người kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hoá vi phạm nhãn mác chưa có tác dụng răn đe. Ngoài các yếu tố khách quan nói trên, về chủ quan cho thấy việc chỉ đạo của các ngành chức năng chưa quyết liệt.

Trong thời gian tới, ngoài việc các ngành, quận, huyện tích cực tham gia vào công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng hoá vi phạm, VN cần phải hợp tác quốc tế ngăn chặn từ đầu nguồn hàng làm giả từ nước ngoài. Các cơ quan kiểm tra hy vọng rằng, từ ngày 13.9, Nghị định 89/2006/NĐ - CP của Chính phủ khi chính thức có hiệu lực sẽ hạn chế tình trạng hàng hoá giả mạo, vi phạm nhãn mác.

Các tin tức khác

>   10 nước tham gia XTTM cho Hành lang xuyên Á (16/07/2007)

>   Từ 17-7: Kiểm định các công trình do “công ty gia đình” SAWACO thực hiện (16/07/2007)

>   Kiểm tra đột xuất chất lượng dịch vụ viễn thông (16/07/2007)

>   Việt Nam thăm dò và khai thác dầu ở Peru (16/07/2007)

>   Cảng biển: thiếu đường (16/07/2007)

>   Posco xây nhà máy thép ở VN (15/07/2007)

>   Tổng công ty xi măng tiết kiệm 13 tỷ đồng tiền điện (15/07/2007)

>   Trao thưởng cho 256 doanh nghiệp và doanh nhân (15/07/2007)

>   Báo Hồng Công: VN là thị trường đầu tư đầy triển vọng (15/07/2007)

>   Quảng bá về đầu tư tại VN với doanh nghiệp Nhật Bản (15/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật