Thứ Tư, 04/07/2007 11:57

Sắp có một làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc

Nếu trước đây, doanh nghiệp Hàn Quốc thường chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, thì nay, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nước này đang lên kế hoạch mở rộng sang các lĩnh vực tiên tiến: điện tử, máy móc, tài chính, dịch vụ, xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, trong thời gian không xa, sẽ có thêm một làn sóng đầu tư mới của doanh nghiệp Hàn Quốc tại nước ta.

Báo hiệu “làn sóng” này, ngày 3/7 tại Hà Nội, 143 đại biểu, đại diện cho hơn 100 tập đoàn, DN Hàn Quốc, do Bộ trưởng Bộ Thương mại - Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc dẫn đầu đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với các quan chức và DN Việt Nam trong Diễn đàn Kinh doanh Hàn Quốc - Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là sự tham gia của các tập đoàn công nghiệp nặng lớn như Posco, Doosan, Kumho, GS E&C, LG...

Với chủ đề: “Việt Nam: Thời kỳ hậu WTO”, diễn đàn tập trung thảo luận về 3 vấn đề kinh tế trọng tâm là: Hợp tác công nghiệp song phương giữa Việt Nam - Hàn Quốc; cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh của VN; môi trường và các cơ hội đầu tư tại VN trong lĩnh vực tài chính, bất động sản.

Diễn đàn là sáng kiến hợp tác kinh doanh do nhật báo kinh tế Maeil (Hàn Quốc) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN thực hiện.

Việt Nam đứng đầu trong 5 thị trường đầy hứa hẹn!

Ông Hee-Beom Lee, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), tại diễn đàn đã cho biết, trong 5 thị trường đầy hứa hẹn sẽ tạo ra sự bùng nổ thứ hai cho nền kinh tế Hàn Quốc trong tương lai, mà các công ty nước này nên đầu tư là: Ba Lan, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, VN và Malaysia, thì VN là nước được chú ý đặc biệt. Ông Hee-Beom Lee, phân tích:

Thứ nhất, VN có tiềm năng phát triển không hạn chế. Nền kinh tế VN đã thiết lập được một sự bùng nổ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế dựa trên tích lũy vốn. Tỷ lệ đầu tư cố định so với GDP là 12,6% trong thời điểm từ 1986-1990. Tỷ lệ này đã tăng 37,5% trong thời gian từ 2001-2005. Xuất khẩu cũng tăng hơn 20% trong 5 năm. Tốc độ phát triển kinh tế từ 7-8% đã đưa mức phát triển của VN có thể so sánh với 4 con rồng châu Á trong thập niên 1970-1980.

Thứ 2, kinh tế và chính trị của VN ổn định hơn Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN khác. Ông Hee-Beom Lee trích dẫn nghiên cứu của Tổ chức Thương mại nước ngoài của Nhật Bản (JETRO) cho thấy, chỉ số ổn định về chính trị xã hội của VN là 174 trong khi ở Trung Quốc là 100 và ASEAN cũng như Ấn Độ thì ở mức 148 điểm.

Bên cạnh đó, thị trường lao động của VN hiện rất cạnh tranh. Ông Hee-Beom Lee cho rằng, thế hệ trẻ VN được học hành chiếm tỷ lệ 95% và thị trường lao động mỗi năm được bổ sung 1 triệu người. Với số dân là 84 triệu người hiện nay, đến năm 2020, VN sẽ đạt 100 triệu người. Điều này có nghĩa, VN sẽ tiếp tục là một nguồn thu hút đầu tư nước ngoài trong 1 thời gian dài trong tương lai.

Một căn cứ nữa là khối lượng đầu tư thương mại tiềm năng giữa hai nước là rất cao do có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu công nghiệp, thương mại. Nếu so sánh 100 hạng mục đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc và 100 mặt hàng đầu tư hàng đầu của VN thì có 31 mục giống nhau. Đây là số lượng rất lớn so với 22 mục của Philippines và 10 mục của Indonesia.

Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cần đa dạng hơn!

Trên cơ sở những phân tích nêu trên, ông Hee-Beom Lee đã đưa ra các đề suất rằng, trước hết, các DN Hàn Quốc, thay vì đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ như trước đây, nên bắt đầu đầu tư một cách đa dạng vào các lĩnh vực như điện tử, máy móc, tài chính, tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và các dự án phát triển tài nguyên thiên nhiên.

Hai nước nên mở rộng hợp tác phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bởi lẽ VN có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có trong khi Hàn Quốc là nước nhập khẩu lớn của thế giới, (mỗi năm, nhập khẩu khoảng 86 tỷ đôla giá trị tài nguyên thiên nhiên).

Theo vị Chủ tịch KITA, do chính sách năng lượng của Hàn Quốc được chuyển từ việc thu mua sang việc phát triển, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng ngân sách cho vay để thúc đẩy phát triển các nguồn tài nguyên ở nước ngoài cũng như việc đưa ra nhiều nguồn vốn lớn để phát triển các khu mỏ, các giếng dầu, thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.

Mặt khác, ông Hee-Beom Lee nhấn mạnh, Chính phủ Hàn Quốc cần tăng cường ủng hộ các quỹ hợp tác kinh tế VN với lượng tiền lớn hơn. Dù Hàn Quốc đã có kế hoạch tăng viên trợ ODA cho VN nhưng dựa trên tiềm năng hợp tác kinh tế giữa 2 nước, sự ủng hộ này vẫn có thể tăng hơn nữa.

Về phía VN, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, chỉnh sửa các quy định có liên quan, mở rộng tăng cường cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư... là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, VN cần thành lập những khu liên hợp công nghiệp cho các công ty Hàn Quốc tại VN. Làm được điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc thoát khỏi sự ngần ngại khi đầu tư và sẽ tăng tỷ lệ đầu tư của các công ty này thêm 30% so với hiện tại.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: “kể từ năm 1992, sau 15 năm Việt  - Hàn đặt quan hệ hợp tác, hiện đã có gần 1.500 doanh nghiệp Hàn Quốc và gần 10 tỷ đôla các doanh nghiệp này đầu tư vào VN. Hàn Quốc đã trở thành nước đứng đầu trong danh sách 100 nhà đầu tư của các nước, các nền kinh tế vào VN. Có thể nói các tập đoàn, doanh nghiệp của Hàn Quốc đã có đóng tích cực giúp VN thành công trong công cuộc đổi mới.

Diễn đàn hợp tác lần này, thực sự là 1 cuộc thảo luận có ý nghĩa, thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, phát triển toàn diện, trong đó các tập đoàn kinh tế là đội quân chủ lực, tiên phong làm cho quan hệ giữa hai dân tộc càng thêm gắn bó, quan hệ kinh tế càng thêm phát triển, đời sống của nhân dân hai nước được cải thiện, vai trò của chúng ta trong khu vực, quốc tế ngày càng được khẳng định...”

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Giá mua sữa tươi nguyên liệu tăng mạnh: Bò sữa lại “lên ngôi”? (04/07/2007)

>   VASEP bàn giải pháp ổn định xuất khẩu thủy sản (04/07/2007)

>   Khởi công xây dựng Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng (04/07/2007)

>   Mời doanh nghiệp thăm tìm hiểu thị trường Nga (04/07/2007)

>   Xuất khẩu thủy sản: Có vượt qua thử thách? (04/07/2007)

>   Trách nhiệm xã hội của người sản xuất (04/07/2007)

>   Kết thúc phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6: Kiểm soát giá cả, giảm nhập siêu (04/07/2007)

>   Pacific Airlines nhận thêm một chiếc Boeing 737-400 (03/07/2007)

>   Bỏ cơ chế xét thưởng thành tích xuất khẩu (03/07/2007)

>   Diễn đàn kinh doanh Việt Nam-Hàn Quốc (03/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật