Thứ Hai, 23/07/2007 06:34

Trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc thừa nhận:

“Không vui vẻ gì với việc chậm chạp”

Nuôi trồng thủy sản trong vùng đang tăng trưởng nóng nhưng bộ vẫn chậm qui hoạch. Sáu tháng qua tính riêng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đã tăng so với cùng kỳ năm trước 600 triệu USD. Góp phần tăng trưởng xuất khẩu thủy sản cả nước, đạt 1,648 tỉ USD, bằng 46% so với kế hoạch năm. Nhưng không nên thấy sự phát triển nóng từ cá tra mà sốt ruột..

* Hiện nay việc nuôi cá tra đang phát triển nóng và khó kiểm soát. Theo bộ trưởng, đâu là vấn đề cần ưu tiên giải quyết?

- Chúng ta cần phải xem xét vấn đề này bởi không thể vì tăng trưởng cá tra, ba sa với ý nghĩa xuất khẩu, hay vì miếng cơm manh áo của nông dân mà đây là vấn đề lâu dài liên quan đến môi trường và xã hội. Những vấn đề mà ban điều hành cá tra, basa các tỉnh bức xúc kiến nghị về tình hình nuôi cá tra phát triển nóng ngoài tầm kiểm soát, theo tôi, liên quan đến năm yếu tố: đất, nước, thức ăn, con giống, kinh nghiệm sản xuất. Tất cả năm yếu tố trên cần phải làm thế nào để tạo sự chuyển biến hợp lý.

* Giải pháp cụ thể của Bộ Thủy sản đối với các vấn đề trên như thế nào?

- Trước tiên phải tuân thủ theo qui hoạch vùng nuôi, không nên đào ao lộn xộn. Đây là vấn đề lớn phải có vai trò của chính quyền địa phương. Thứ hai, phải tuân thủ theo qui trình nuôi sạch (điều này tôi thấy nói nhiều quá mà làm thì không được bởi vì chúng ta nói cái tên tiêu chuẩn thì cụ thể nhưng làm ở đâu và làm như thế nào thì chưa cụ thể). Thứ ba, chúng tôi cố gắng tuyên truyền người dân nuôi cá, tôm đúng tiêu chuẩn để có nguyên liệu sạch và không còn để lại hậu quả xấu cho môi trường.

Mặt khác phải quản lý tốt việc buôn bán thuốc vì hiện nay mua bán thuốc quá tùm lum. Tối nói tùm lum là đúng đấy! Vì người ta có thể nhặt được cái đó (chai, lọ, bọc thuốc) ở bất cứ nơi nào và mua với giá rất rẻ và càng ngày càng rẻ. Ngoài ra cũng có một số thức ăn gian dối thì nên nhớ rằng gian dối hôm nay một việc thì gian dối ngày mai sẽ nhiều việc hơn và chính sự gian dối đó phải trả giá không chỉ cho một vài hộ gia đình, một doanh nghiệp mà phải trả giá cho cả một quốc gia, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín quốc thể.

* Vậy đâu là giải pháp về lâu dài của ngành thủy sản?

- Là không chỉ dừng lại ở giải pháp kiểm tra sản phẩm sạch mà chúng ta phải có được qui trình sản xuất sạch hay nói cách khác, an toàn vệ sinh thực phẩm phải gắn trực tiếp với an toàn sinh học môi trường. Trên cơ sở đó chúng ta mới có sản phẩm cá tôm sạch cho xuất khẩu và đặc biệt cho người VN.

* Nhưng thực tế các địa phương đang lúng túng trong việc quản lý nuôi trồng thủy sản, vấn đề này đã kéo dài nhiều năm?

- Bây giờ tôi nói ngắn gọn nhé. Mỗi tỉnh được sử dụng bao nhiêu hecta nuôi trồng thủy sản thì đã có nghị quyết của Chính phủ về qui hoạch sử dụng đất đai rồi; Bộ Tài nguyên - môi trường cũng có qui định về bảo vệ tài nguyên môi trường. Do đó Bộ Thủy sản có thể cụ thể hóa trong quản lý sử dụng phải tuân thủ đúng nguyên tắc đảm bảo môi trường. Chúng tôi sẽ đưa ra những qui tắc bắt buộc để trên cơ sở đó mới quản lý bảo vệ được môi trường nước cho sản xuất. Bởi khi thủy lợi làm tốt thì mới có thể đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái tốt.

* Vậy bao giờ thì có qui hoạch thủy sản chung cho toàn vùng, có nghiên cứu về sức tải sinh học của sông Tiền và sông Hậu để có thể quản lý và thực hịên các giải pháp như đã nêu, thưa bộ trưởng?

- Đây là vấn đề mà bộ thực hiện rất chậm! Tôi cũng cảm thấy không vui vẻ gì với việc chậm chạp đó. Bởi vì năm 2003 chúng ta đã có hội nghị ở Sóc Trăng và sau đó cũng có hội nghị ở Cần Thơ, tôi còn nhớ lúc đó đồng chí Nguyễn Tấn Dũng có về chủ trì xem xét việc qui hoạch. Lúc đó không chỉ có Bộ Thủy sản mà còn có Bộ NN&PTNT và sau này còn có thêm Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cùng tham gia.

Phải nói các tỉnh, các đồng chí rất nhiệt tình, tuy nhiên qui hoạch thủy sản lồng ghép với qui hoạch các ngành khác chưa tốt lắm, đặc biệt là vấn đề sử dụng nước, vấn đề giao thông và các khu dân cư. Qui hoạch cứ chạy từ cái này đến cái khác chưa có sự phối hợp chặt chẽ rõ ràng, đặc biệt về thủy sản thì nhu cầu về nước và thủy lợi lại chưa tốt. Hơn nữa sản xuất cứ luôn đi lên, diện tích luôn mở rộng, đó là chưa nói đến khía cạnh tăng trưởng của các phương tiện sản xuất, do vậy chúng ta cứ phải chạy theo mãi.

Cũng phải nói rằng xuất khẩu đang đòi hỏi một lượng nguyên liệu rất lớn, vì vậy có thể nói qui hoạch chỉ chạy theo thực tế và thực tế thì cứ đòi hỏi qui hoạch. Cho nên đây là bài toán có thể nói cái nào là đi trước cái nào là đi sau. Chính vì vậy mỗi lần đưa ra vấn đề qui hoạch thì thấy đều có khó khăn cả.

Chúng tôi cũng cương quyết để làm một lần nữa. Đây là việc khó phải có sự thống nhất giữa các bộ để cùng làm trên cơ sở quản lý đất đai chặt, quản lý nước chặt, tức là quản lý phải đúng qui tắc. Phải nhìn xu thế phát triển thủy sản với xu thế phát triển sinh thái của vùng.

Tuoi tre

Các tin tức khác

>   Trao bằng kiểm toán quốc tế cho 40 học viên VN (23/07/2007)

>   Bộ Xây dựng trình đề án người nước ngoài mua nhà ở VN (23/07/2007)

>   Đồng Nai cấp phép cho doanh nghiệp theo cơ chế một cửa (23/07/2007)

>   Thành lập Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (23/07/2007)

>   16/8, Philip Kotler - huyền thoại Marketing đến Việt Nam (21/07/2007)

>   Cơ hội thâm nhập thị trường Thụy Sỹ (21/07/2007)

>   Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại cơ chế, chính sách về đầu tư (21/07/2007)

>   Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có chỉ số lòng tin cao nhất thế giới (21/07/2007)

>   Bắc Ninh: Thanh tra 13 cơ sở kinh doanh xăng dầu (21/07/2007)

>   Hiệp hội Thép giải thích lý do tăng giá (21/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật