Thứ Bảy, 21/07/2007 16:14

Cơ hội thâm nhập thị trường Thụy Sỹ

Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Sỹ ước đạt 1,525 tỷ USD, tăng 52,8% so với năm 2005. Dự báo năm 2007, con số này có thể đạt gần 2 tỷ USD. Sự tăng trưởng này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực tìm kiếm cơ hội, đối tác kinh doanh tại thị trường Thụy Sỹ.

“Hội thảo xúc tiến xuất khẩu Việt Nam-Thụy Sỹ”, do Chi nhánh VCCI.HCM cùng tổ chức SIPPO, Phòng Thương mại Thụy Sỹ - Đông Nam Á và Công ty TNHH giáo dục quản trị và thương mại Tín Hà tổ chức tại TP.HCM vừa qua đã giúp các doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn triển vọng kinh tế hai chiều giữa 2 nước, đồng thời nhận diện cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Sỹ nói riêng và EU nói chung.

Nói về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam ông Alain Chevelier - Chuyên viên cao cấp về xúc tiến thương mại cho rằng từ năm 2001 cho đến nay Việt Nam đã đưa ra những chiến lược xuất khẩu cho đất nước mình. Đây là tín hiệu khả quan và cần phát huy hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên những chiến lược xuất khẩu này chỉ mới đáp ứng yêu cầu làm gì chứ chưa nói được phải làm như thế nào. Vì vậy Chính phủ Việt Nam cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất để xuất khẩu.

Một yếu điểm mà ngành xuất khẩu Việt Nam cần nhận thấy đó là các sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê... nhìn chung giá cả còn thấp và chất lượng chưa cao. Nếu duy trì lối kinh doanh như trên thì khi tiếp cận chu trình kinh doanh của quốc tế, Việt Nam khó có thể cạnh tranh trên nhiều thị trường khác nhau. Ngoài ra ông còn khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng vào chế biến các mặt hàng trước khi xuất khẩu nhằm khai thác tối đa lợi nhuận mà sản phẩm đem lại nguồn thu cho đất nước. Mặt khác tiềm năng ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn rất lớn với tay nghề khá tốt, đây sẽ là mặt hàng đầy triển vọng mà Việt Nam nên khai thác.

Đối với các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng trung bình như máy móc, thiết bị điện, xe đạp, sản phẩm nhựa, vật liệu đóng góp bao bì… các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng phát triển lĩnh vực từng nhóm, đáp ứng tiêu chuẩn chứng nhận Thụy Sỹ tạo chuỗi sản phẩm đa dạng. Đồng thời có kế hoạch bảo vệ tín dụng xuất khẩu và đào tạo giám đốc xuất khẩu. Mặt khác thị trường Thụy Sỹ có dung lượng nhỏ, cạnh tranh rất khốc liệt, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn vì vậy chỉ có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng, giá cả và mẫu mã mới.

Thanh nien

Các tin tức khác

>   Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại cơ chế, chính sách về đầu tư (21/07/2007)

>   Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có chỉ số lòng tin cao nhất thế giới (21/07/2007)

>   Bắc Ninh: Thanh tra 13 cơ sở kinh doanh xăng dầu (21/07/2007)

>   Hiệp hội Thép giải thích lý do tăng giá (21/07/2007)

>   VN đăng cai tuần lễ hành lang kinh tế Đông-Tây (21/07/2007)

>   Khuyến khích quảng bá du lịch với Tây Ban Nha (21/07/2007)

>   Ninh Thuận: Xây dựng chợ đầu mối hải sản đầu tiên (21/07/2007)

>   Nhật Bản hỗ trợ phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (20/07/2007)

>   Thêm tàu du lịch phục vụ khách Trung Quốc thăm Hạ Long (20/07/2007)

>   TPHCM: Vốn đầu tư vào khu công nghiệp tăng 7,5% (20/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật