Thứ Sáu, 13/07/2007 09:37

Hàng VN xuất khẩu sang EU: cần tăng cường tính cạnh tranh

Thị trường EU luôn là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này luôn gặp nhiều khó khăn từ các vụ kiện chống bán phá giá. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải hoạch định những chiến lược cụ thể để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường EU.

Theo một số chuyên gia kinh tế thì hiện nay, với gần nửa tỷ dân, EU là một thị trường lớn có khả năng hấp thụ nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của những mặt hàng Việt Nam trên thị trường EU chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là về mẫu mã, chất lượng, trong khi EU lại là thị trường khó tính với nhiều quy định ngặt nghèo về hàng hóa nhập khẩu.

Còn theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay có 5 nhóm sản phẩm Việt Nam có đóng góp lớn vào doanh thu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU là nhóm hàng giày dép, dệt may, đồ gỗ gia dụng, cà phê và hàng thủy sản. Tuy nhiên, sự không phong phú về chủng loại của các sản phẩm này chính là nguyên nhân làm giảm năng lực xuất khẩu sang thị trường EU so với các thị trường khác trong thời gian qua. Nhiều sản phẩm còn đơn điệu về mẫu mã, chất liệu, hàng nông sản chủ yếu là xuất thô...

Lời khuyến cáo từ các nhà nhập khẩu EU là Việt Nam cần tăng cường đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi do áp lực cạnh tranh. Do vậy, để thành công khi xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học cách phản ứng hiệu quả trước những biến động trên thị trường có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của mình. Ngoài việc cải thiện chất lượng và những khía cạnh hấp dẫn của mặt hàng, các doanh nghiệp cần tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua hiệp hội và hội chợ thương mại quốc tế cũng như hiệp định với đối tác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể trong sản xuất kinh doanh, nhất là nên tập trung vào sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hấp dẫn, ổn định giá thành, nhất là đối với các mặt hàng dệt may, để có thể tránh các vụ kiện chống bán phá giá và hạn chế thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt, với việc VN là thành viên của WTO, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các cơ hội mở rộng xuất khẩu do hạn ngạch đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và EU đã được bãi bỏ.

SGGP

Các tin tức khác

>   Sabeco: 690 tỷ đồng xây dựng NM sản xuất bao bì (13/07/2007)

>   Thêm một DN đầu tư vào KCN Đồ Sơn (13/07/2007)

>   Nhà máy thép SMC Phú Mỹ chuyển mô hình hoạt động (13/07/2007)

>   Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2007: Khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt Nam (13/07/2007)

>   Lưới điện quốc gia được bù khoảng 800 MW  (13/07/2007)

>   Quảng cáo qua mạng phát triển nhanh (13/07/2007)

>   "Nóng" chuyện xuất xứ hàng hóa nhập khẩu (13/07/2007)

>   Khu công nghệ cao TP.HCM thêm dự án mới (13/07/2007)

>   Không nên “tranh nhau” nuôi bò sữa (13/07/2007)

>   TP.HCM: công nghiệp chuyển dịch chậm (13/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật