Thứ Tư, 25/07/2007 11:23

Giảm tiêu chuẩn xăng dầu, lợi bất cập hại!

Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng Dự thảo về Quy chuẩn kỹ thuật với xăng và dầu diesel. Theo đó, xăng còn 7 chỉ tiêu và dầu diesel còn 4 chỉ tiêu bắt buộc. Tuy nhiên, Dự thảo đang không nhận được sự đồng tình từ các cơ quan chức năng.

Hiện nay, theo TCVN 6776: 2005 về xăng không chì đang áp dụng thì xăng có 21 chỉ tiêu bắt buộc, nhưng trong Dự thảo rút lại chỉ còn 7 chỉ tiêu.

Với dầu diesel, theo TCVN 5689: 2005 có 14 chỉ tiêu bắt buộc nay giảm xuống còn 4 chỉ tiêu.

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam thì trước khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực (từ 1/7/2007) thì đã có TCVN 6776: 2005 về xăng không chì và TCVN 5689: 2005 về nhiên liệu diesel và đây là các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

Theo Cục Đăng kiểm, Dự thảo nói trên quy định 7 chỉ tiêu đối với xăng và 4 chỉ tiêu cho diesel là chưa đủ để đánh giá chất lượng xăng dầu dùng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Dự thảo này chỉ đề cập một vài chỉ tiêu mà một số người nghĩ rằng chúng có ảnh hưởng đến tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới.

Dự thảo đã bỏ ra ngoài các chỉ tiêu cơ bản, cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ và hoạt động bình thường của động cơ khi vận hành ở các chế độ và điều kiện khác nhau. Nếu động cơ không hoạt động bình thường thì không những chỉ ảnh hưởng đến tính năng mà còn gây mất an toàn, làm tăng các chất độc hại thải ra môi trường do quá trình tạo hỗn hợp và quá trình cháy không được đảm bảo. Có sự thiên lệch về khía cạnh các chỉ tiêu môi trường nhìn thấy được và bỏ qua nhiều chỉ tiêu liên quan tới an toàn, tính năng kỹ thuật của động cơ và quyền lợi người sử dụng xe cơ giới. Bởi không đảm bảo an toàn thì không thể nói là bảo đảm vệ sinh, môi trường, sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó nhiều chỉ tiêu quan trọng đã bị loại bỏ, chẳng hạn như trị số octan: 87, 90, 92 , 95. Đây lại là chỉ tiêu bắt buộc phải có, vì các nước đều yêu cầu và trong Dự thảo này tại mục 4.4 cũng yêu cầu nhà phân phối phải ghi tại cột bơm xăng, dầu (và trong phần diesel cũng yêu cầu chỉ số xêtan). Đây là chỉ tiêu quan trọng của xăng dùng cho động cơ và biểu thị khả năng chống kích nổ. Nếu không có quy định cụ thể chỉ tiêu này thì trên thị trường có thể có hàng chục loại nhiên liệu với các trị số octan khác nhau và như thế thì có cần xây dựng và ban hành "tiêu chuẩn", "quy chuẩn" nữa không?

Tiếp đến là thành phần cất phân đoạn. Phải có các mức như TCVN 6776: 2005 quy định, bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới khả năng khởi động của động cơ, nhất là mùa đông và mùa hè ở miền Bắc nước ta. Ngoài ra, chỉ tiêu này ảnh hưởng tới việc tạo cặn trong buồng đốt và tăng suất tiêu hao nhiên liệu. Xăng bốc hơi tốt sẽ tốt cho máy khởi động, dễ hoà trộn không khí, cháy hết, không thải nhiều khí độc hại, xe chạy bốc, không bám cặn ở bugi...

Hàm lượng kim loại (Mn, Fe) không được đưa vào quy chuẩn, nhưng đây lại là chỉ tiêu mà các nhà sản xuất xe hơi yêu cầu rất nghiêm ngặt. Kim loại trong xăng (Mn và Fe) ảnh hưởng tới tính năng kỹ thuật của động cơ, chúng thường được tích luỹ và bám vào một số chi tiết của động cơ trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, phá hỏng bộ lọc khí thải độc hại của xe. Kim loại ảnh hưởng đến các tính năng kỹ thuật động cơ, tăng tiêu hao nhiên liệu, tăng lượng khí thải sau khi xe đã chạy với quãng đường lớn (trên 80.000-100.000km). Hầu hết các nhà sản xuất, chế tạo ôtô, xe máy trên thế giới đều khuyến cáo không sử dụng xăng có chứa các kim loại Fe và Mn.

Nếu muốn sử dụng xăng có chứa hàm lượng các kim loại này cao thì khi thiết kế động cơ, yếu tố này phải được tính đến. Các nhà sản xuất ôtô yêu cầu xăng không phát hiện ra vết kim loại (Non-detectable). Ngoài ra, lượng kim loại pha vào xăng sau quá trình đốt cháy nhiên liệu hầu hết (90%) đều thải ra môi trường dưới dạng bụi mịn và sẽ bị hấp thụ vào người, rất độc cho môi trường và sức khoẻ.

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng đã có ý kiến về vấn đề này. Theo họ, việc thực hiện tiêu chuẩn xăng dầu cần tuân thủ những quy định nêu tại TCVN 6776: 2005 với xăng không chì và TCVN 5689: 2005 với nhiên liệu diesel. Đây là tiêu chuẩn đã được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng, ban hành và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một số ý kiến cho rằng về nguyên tắc quy chuẩn là cái bắt buộc phải thực hiện theo, còn tiêu chuẩn là cái tự nguyện, nếu ban hành quy chuẩn như trên thì sẽ có nhiều loại nhiên liệu không đạt yêu cầu tràn vào Việt Nam và việc thực hiện tiêu chuẩn khí thải Eruo 2 với động cơ xăng, dầu diesel cho các phương tiện cơ giới đường bộ không đem lại hiệu quả.

VNN

Các tin tức khác

>   Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện 2006 - 2015 (25/07/2007)

>   Công suất hệ thống không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vào những giờ cao điểm (25/07/2007)

>   Xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng trưởng 20% (25/07/2007)

>   Hơn 70 tỷ đồng giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản (25/07/2007)

>   Cả nước có gần 1,2 triệu người lao động ở khu vực đầu tư nước ngoài (25/07/2007)

>   Xuất khẩu 2007 có bị “vỡ trận”? (25/07/2007)

>   Bosch cam kết hỗ trợ VN phát triển nguồn năng lượng mới (25/07/2007)

>   Ông Nguyễn Minh Triết tiếp tục giữ chức Chủ tịch nước (25/07/2007)

>   Pacific Airlines mở thêm 2 đường bay nội địa (25/07/2007)

>   Tháng 7: Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhưng vẫn dưới 1% (24/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật