Thứ Ba, 24/07/2007 17:15

Tháng 7: Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhưng vẫn dưới 1%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của 10 nhóm mặt hàng chính trên thị trường vẫn được kiểm soát ở mức tăng 0,94% so với tháng 6 và tăng 8,39% so với cùng kỳ năm 2006.

Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Giá cả Tổng cục Thống kê (TCTK) Nguyễn Đức Thắng cho biết đó là nhờ chính sách kiểm soát giá cả của Chính phủ phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, so với mức tăng CPI các tháng đầu năm đến nay, CPI tháng 7 đã tăng mạnh nhất. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh trên gia súc gia cầm đã khiến cho nguồn cung thực phẩm thấp hơn cầu, làm giá thực phẩm bị đẩy lên cao. Trong khi đó, giá thực phẩm chiếm tỷ trọng khá lớn với mức gần 20% trong cơ cấu CPI.

Bên cạnh đó, việc tăng giá của hàng loạt mặt hàng thiết yếu khác như lương thực, xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng...đã góp phần làm CPI tháng 7 ở mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.

Ngoài ra, lượng tiền lưu thông trên thị trường hiện đang tăng lên do kiều hối chuyển về nước nhiều và việc các ngân hàng bỏ ra lượng tiền mặt lớn để mua ngoại tệ dự trữ cũng là một trong những nguyên nhân đẩy CPI tăng.

CPI tháng 7 tăng ở tất cả 10 nhóm mặt hàng chính với mức tăng từ 0,08-1,59%. Trong số đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (bao gồm lương thực, thực phẩm) đã tăng mạnh nhất với mức 1,59%; riêng thực phẩm tăng cao nhất với mức 2,29%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 0,73%. Tăng thấp nhất là nhóm giáo dục do tháng 7 vẫn là tháng học sinh nghỉ hè.

Đặc biệt, trong tháng 7, cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh lan rộng, lần đầu tiên trong nhiều năm lại đây, khu vực nông thôn đã vượt lên cả khu vực thành thị về mức độ tăng giá tiêu dùng. CPI khu vực nông thôn đã tăng mạnh với mức 0,97%, cao hơn cả mức chung cả nước trong khi khu vực thành thị có CPI chỉ ở mức 0,84%.

Thành phố Hải Phòng có CPI tăng cao nhất cả nước với mức 1,8%; thành phố Hà Nội chỉ tăng với mức 0,88%, thấp hơn mức tăng chung cả nước.

Mặc dù trong tháng 7, giá vàng đã giảm 0,59% so với tháng 6 nhưng so với cùng kỳ năm 2006, giá vàng vẫn tăng tới 5,51%. Giá USD tháng 7 tiếp tục tăng nhẹ với mức tăng 0,22% so với tháng 6 và tăng 0,95% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh ở miền Trung khiến chăn nuôi chưa thể hồi phục ngay làm cho giá thực phẩm tiếp tục tăng cao; thêm vào đó là nhu cầu mua sắm cho mùa khai giảng năm học mới sắp đến thì CPI tháng 8 sẽ tiếp tục tăng mạnh với mức trên 0,5% so với tháng 7. Như vậy CPI tháng 8 chắc chắn sẽ ở mức trên 1%.

Các tin tức khác

>   Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển thương mại điện tử trong cả nước (24/07/2007)

>   10 DN VN lọt vào top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á (24/07/2007)

>   Đầu tư phôi thép như thế nào? (24/07/2007)

>   Khó xác định đâu là... tập đoàn (24/07/2007)

>   “Giá sữa sẽ còn tăng lâu dài” (24/07/2007)

>   Gia nhập vùng kinh tế trọng điểm cũng như không (24/07/2007)

>   Nga kết thúc đợt thanh tra các cơ sở thuỷ sản Việt Nam (24/07/2007)

>   Tập đoàn hàng đầu về ôtô của Đức sẽ thành lập công ty tại TPHCM (24/07/2007)

>   Hợp tác phát triển ngành nhựa giữa Việt Nam và Malaysia (24/07/2007)

>   Hơn 40 dự án FDI đang xúc tiến đầu tư tại Việt Nam (24/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật