Thứ Tư, 04/07/2007 15:44

Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Đối mặt với khó khăn!

Bắt đầu từ ngày 1-7, doanh nghiệp FDI được nhập khẩu trực tiếp hàng hóa để bán lẻ, điều này đang đặt các doanh nghiệp điện tử 100% vốn trong nước đối mặt với khó khăn mới.

Theo ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, việc các doanh nghiệp FDI được nhập khẩu sản phẩm điện tử nguyên chiếc sẽ giúp họ giảm bớt chi phí trung gian (trước đây phải nhập uỷ thác) nên nhiều khả năng giá bán hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn hàng sản xuất trong nước cùng loại từ 5%-10% và số lượng hàng nhập khẩu sẽ phong phú hơn rất nhiều.

Trong khi đó, giá các sản phẩm điện tử của doanh nghiệp 100% vốn trong nước hiện đã ở mức kịch sàn khó có thể hạ thấp hơn được nữa vì vậy đây sẽ là một cuộc cạnh tranh khá vất vả dành cho họ.

Ông Nguyễn Thịnh Giám đốc Công ty TNHH Hỗ trợ phát triển điện tử tin học (Hà Nội) cho biết, thời gian qua khi thuế suất thuế nhập khẩu hàng điện tử khu vực AFTA giảm xuống còn 5% nhiều doanh nghiệp đã xin phép nhập khẩu hàng nguyên chiếc, nhưng số lượng còn nhỏ, chưa tác động mạnh tới thị trường trong nước. Nhưng khi các doanh nghiệp FDI được phép nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thì sẽ có nhiều thay đổi.

Việc nhập khẩu hàng chính hãng và được bảo hành chính hãng cùng với các chương trình khuyến mãi rầm rộ sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh trên thị trường điện tử thời gian tới.

Điều mà các doanh nghiệp điện tử 100% vốn trong nước lo ngại nhất là sẽ phải chống đỡ với các chương trình khuyến mãi rầm rộ của doanh nghiệp FDI.

Ông Phạm Thành Trí - Giám đốc Công ty Điện tử VVC cho biết với khu vực  AFTA thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm điện tử nguyên chiếc đã giảm xuống 5%  từ hơn 1 năm nay  và các doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng nguyên chiếc vào Việt Nam, giá có giảm thì cũng đã giảm rồi, còn với sản phẩm nhập từ khu vực khác ngoài AFTA thì thuế nhập khẩu là 40% cộng với 10% VAT là khá cao khó cạnh tranh với sản phẩm lắp ráp trong nước.

Chẳng hạn 1 chiếc tivi LCD 32 inch giá nhập 500USD cộng thêm 40% thuế nhập khẩu và 10% VAT cùng các chi phí khác thì về Việt Nam có giá bán vào khoảng 770USD (khoảng 13 triệu đồng) 1 chiếc ti vi tương tự của VVC là 9 triệu đồng.

Như vậy xét về giá thì vẫn cạnh tranh được, nhưng nếu các doanh nghiệp FDI chỉ cần tung ra những chương trình khuyến mãi  mạnh mẽ  thì khó có thể nói trước điều gì. Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiềm lực nhỏ, khó chống chọi nổi.

Cuối năm 2006, các doanh nghiệp FDI và các nhà phân phối đã tạo ra 1 cú "sốc" trên thị trường nhằm gây ấn tượng với người mua hàng và mang lại nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp điện tử nhỏ bé trong nước như Viettronic Tân Bình, Biên Hoà, Thủ Đức...

Trong quý IV-2006 các doanh nghiệp này đã gặp rất nhiều khó khăn do sản phẩm tiêu thụ giảm, hàng tồn kho nhiều, công nhân phải nghỉ việc.

Trong 6 tháng đầu năm 2007, sản xuất của các doanh nghiệp điện tử trong nước cũng gặp khá nhiều khó khăn, sản phẩm tiêu thụ chậm, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu, không có chương trình khuyến mãi, giảm giá, nên không thể thu hút được người mua đến với sản phẩm của mình.

Nhiều doanh nghiệp đã phải  mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như địa ốc, tài chính, thậm chí có doanh nghiệp phải nhận bán cả sim điện thoại di động để đảm bảo doanh thu.

Phó giám đốc một doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết thời gian tới các doanh nghiệp điện tử trong nước khó tránh khỏi việc phải thu hẹp hay chuyển đổi sản xuất bởi  thị trường điện tử Việt Nam vốn khá nhỏ bé, đầu tư sản xuất rất vất vả, nên việc nhập khẩu sẽ mang lại nhiều thuận lợi và điều này tất yếu sẽ làm sản xuất bị thu hẹp.

Dự báo của một số nhà kinh doanh vào cuối năm 2007 rất có thể lại có một đợt khuyến mãi mạnh mẽ đối với sản phẩm điện tử của các doanh nghiệp FDI giúp họ không chỉ bán được hàng mà còn đánh bóng được thương hiệu, ngược lại các doanh nghiệp điện tử Việt Nam lại thêm 1 lần khốn đốn.

VietNamNet

Các tin tức khác

>   SK Telecom thua lỗ ở Mỹ, chật vật tại Việt Nam (04/07/2007)

>   Sắp có một làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc (04/07/2007)

>   Giá mua sữa tươi nguyên liệu tăng mạnh: Bò sữa lại “lên ngôi”? (04/07/2007)

>   VASEP bàn giải pháp ổn định xuất khẩu thủy sản (04/07/2007)

>   Khởi công xây dựng Khu liên hợp Gang thép Cao Bằng (04/07/2007)

>   Mời doanh nghiệp thăm tìm hiểu thị trường Nga (04/07/2007)

>   Xuất khẩu thủy sản: Có vượt qua thử thách? (04/07/2007)

>   Trách nhiệm xã hội của người sản xuất (04/07/2007)

>   Kết thúc phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6: Kiểm soát giá cả, giảm nhập siêu (04/07/2007)

>   Pacific Airlines nhận thêm một chiếc Boeing 737-400 (03/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật