Thứ Sáu, 20/07/2007 16:31

Cuộc chơi lớn mới bắt đầu

Bản báo cáo của Merrill Lynch với những nhận định tiêu cực về TTCK Việt Nam đã có tác động nhất định tới tâm lý của một bộ phận nhà đầu tư và là một trong những nguyên nhân khiến giá nhiều cổ phiếu suy giảm. Để góp thêm một tiếng nói giúp nhà đầu tư Việt Nam đọc báo cáo của các tổ chức tài chính quốc tế một cách độc lập, đồng thời tham khảo thêm một cách xây dựng cơ hội đầu tư cho mình, ĐTCK-online xin giới thiệu bài viết của ông Đặng Quang Gia, giảng viên TTCK Trường đại học Ngân hàng.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể phân thành 3 loại: các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư nhỏ. Ở đây, quỹ đầu tư được hiểu như là một tổ chức tập hợp tiền bạc của nhiều nhà đầu tư nhỏ để mua cổ phiếu trên sàn và OTC. Các quỹ này có các tiêu chí đầu tư riêng của họ. Nói chung thì các quỹ này có chủ trương chính là an toàn, lợi nhuận hàng năm từ 10% đến 15% là ổn. Bởi vậy ta không ngạc nhiên khi các quỹ đầu tư nằm trong Ngân hàng HSBC và Merrill Lynch đều nói về hệ số P/E. Hệ số này cho biết về sự tương quan giữa giá cả và tiền lời của một DN. P/E càng nhỏ thì an toàn cao. An toàn cao là mục tiêu của quỹ, nhưng an toàn cao sẽ khó có khả năng lãi nhiều. Đó là kinh nghiệm chung trên các TTCK thế giới.

Nhìn chung, nhà đầu tư và đầu cơ của Việt Nam không có cùng mục tiêu an toàn cao như các quỹ. Đối tượng này thường muốn có lợi nhuận lớn và như vậy, đương nhiên phải chấp nhận rủi ro cao. Do mục tiêu đầu tư khác nhau, nên không thể lấy nhận định của bất cứ một quỹ đầu tư nước ngoài nào làm chuẩn để đầu tư cả.

Là người từng làm việc nhiều năm tại TTCK Mỹ và đã tham gia giảng dạy trên 14 năm tại Việt Nam, tôi thấy TTCK Việt Nam có một số điểm khác biệt quan trọng:

+ TTCK Việt Nam mở  cửa được 7 năm, nhưng chỉ hoạt động mạnh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là cơ hội lớn cho dân Việt Nam kiếm lời và làm giàu từ TTCK.

+ Hầu hết các công ty niêm yết cổ phiếu trong vòng vài năm trở lại đây là có tiềm năng lớn, trong khi giá nhiều cổ phiếu còn rẻ, cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam.

+ Nhà đầu tư cá nhân chưa phải đóng thuế, ít nhất cũng đến năm 2009, là cơ hội tốt nhất cho các nhà đầu tư Việt Nam trong giai đoạn đầu của TTCK.

Cuối năm 2006, khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, tôi đã từng khuyến cáo nhà đầu tư nên chọn mua cổ phiếu của những DN hàng đầu (trên sàn như VNM, KDC, GMD và những cổ phiếu chưa niêm yết như PVD, FPT…) và đến nay, giá của các loại cổ phiếu này có khoảng chênh lệch lớn so với thời điểm khuyến cáo mua, dù TTCK có suy giảm hay DN có thực hiện điều chỉnh giá do thưởng cổ phiếu. Thực tế, cơ hội đầu tư ở  ngay trước mặt, nhưng nếu không biết nắm lấy thì năm sau có thể sẽ phải mua với giá cao hơn và lợi nhuận sẽ ít đi. Trong tương lai, những DN mạnh trên sàn Việt Nam sẽ niêm yết ở nước ngoài. Muốn niêm yết ở nước ngoài, cần phải có kiểm toán quốc tế để xây dựng lòng tin với nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một “chìa khóa” cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các công ty triển vọng như VNM, KDC, GMD, FPT...

Theo tôi, các nhà đầu tư Việt Nam không nên bỏ cuộc. Cuộc chơi lớn mới bắt đầu và điều quan trọng nhất là phải chọn đúng cổ phiếu mạnh: doanh thu tăng trưởng trên 40%/năm trong 3 đến 5 năm liên tục, lợi nhuận thuần EPS cũng tăng trưởng với tốc độ tương tự - đó mới là “tiêu chuẩn vàng” quốc tế khi chọn cổ phiếu. Cho dù TTCK có rớt, công ty tốt vẫn có thể lên giá và đó chính là cơ hội đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư.

Nói về nhà đầu tư Việt Nam, thực tế, những nhà đầu tư chiến lược có số tiền lớn và thời gian đầu tư trên 1 năm thì chưa có nhà đầu tư nào bị lỗ cả, mà chỉ có những nhà đầu tư nhỏ trên sàn, mua bán thường xuyên và hay sử dụng chiến thuật lướt sóng mới dễ bị thua lỗ.

20 năm trước tại TTCK Mỹ, tỷ lệ nhà đầu tư lướt sóng cao gấp 10 lần nhà đầu tư lâu dài, nhưng kết quả thì ngược lại. Nếu nhà đầu tư lướt sóng cũng như nhà đầu tư lâu dài khởi điểm cùng đầu tư một loại cổ phiếu, sau 1 năm, nhà đầu tư lướt sóng kiếm được số tiền không quá 20% số vốn bỏ ra, trong khi nhà đầu tư lâu dài có thể kiếm được trên 40%. Đó là chưa kể nhà đầu tư lướt sóng “nhảy” sai công ty, nên bị lỗ.

Kể từ sau Tết Nguyên đán Đinh Hợi tới nay, tính theo đám đông trên sàn thì trên 95% nhà đầu tư nhỏ theo chủ trương lướt sóng đều thua lỗ. Theo tôi, giai đoạn này không nên lướt sóng mà nên đầu tư có chu kỳ tối thiểu từ nay đến Tết, chọn đúng cổ phiếu tốt thì xác suất kiếm lời sẽ trên 90%. Giai đoạn này nên chọn các cổ phiếu blue-chip, tránh các cổ phiếu đầu cơ cao và sau 6 tháng các bạn sẽ thấy phần thưởng mình được hưởng. “Buy bad news, sell good news” là một trong những thành ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm đầu tư thành công trên TTCK thế giới.

ĐTCK

Các tin tức khác

>    Những liều thuốc “thần diệu” từ thị trường chứng khoán? (20/07/2007)

>   Người Nhật “chơi” chứng khoán trên sàn Việt Nam (20/07/2007)

>   Thông tin không phải là tất cả (20/07/2007)

>   “Thêm một cơ hội cho nhà đầu tư nhỏ” (20/07/2007)

>   Lợi nhuận của FPT sát với dự đoán (19/07/2007)

>   VC2 xin ý kiến cổ đông về phương án cháo bán CP giai đoạn 2 và niêm yết bổ sung CP (19/07/2007)

>   SJE công bố phương án phát hành cổ phiếu (19/07/2007)

>   Kiểm soát luồng vốn ngoại theo hướng khuyến khích và minh bạch (19/07/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho CTCP Thiết bị Bưu Điện (19/07/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Văn hoá Tân Bình (19/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật