Thứ Hai, 25/06/2007 11:44

Đấu giá PVI: Cuộc chơi được quyết định bởi ''ông lớn''?

Ngày 26/6 tới tại TTGDCK Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 10.000.000 CP theo lộ trình tăng vốn của Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI). Theo kết quả đăng ký, tổng số lượng NĐT đăng ký mua cổ phần: 3.231, trong đó tổ chức: 75, cá nhân: 3.156, tổng khối lượng CP đăng ký mua: 50.997.400 CP.

Ẩn số từ tổ chức đầu tư nước ngoài

Trái với dự báo của các chuyên gia cho rằng, sau đợt đấu giá “thất bại” Bảo Việt thì cầu trong lần đấu giá PVI sẽ không thể cao, nhưng trên thực tế số lượng đăng ký mua CP PVI cao gấp 5 lần số lượng đăng ký bán. Phải chăng sau vụ Bảo Việt thì PVI hấp dẫn hơn trong mắt NĐT?

Tổ chức đăng ký chiếm 61,92%, còn lại là cá nhân chiếm 38,08%. NĐT cá nhân ít hơn nhiều so với tổ chức như vậy phần nào cho thấy, trong đợt đấu giá lần này đã bớt đi một lượng lớn cá nhân đầu cơ theo kiểu "lướt sóng" không giống trong các đợt đấu giá trước, số lượng NĐT cá nhân vẫn luôn chiếm đa số áp đảo NĐT tổ chức.

Như vậy, nhiều khả năng giá đấu bình quân PVI lần này sẽ được quyết định bởi các tổ chức tham gia đấu, từ trước đến nay, NĐT tổ chức vẫn thường được đánh giá là chuyên nghiệp, trước khi quyết định đầu tư vào một công ty nào đều đánh giá phân tích một cách chuyên nghiệp và bài bản, liệu PVI lần này có đón nhận được những NĐT thực sự có mong muốn đầu tư lâu dài vào Công ty, chứ không dành cho những người muốn tận dụng cơ hội này để đầu cơ CP, bằng việc bán suất đấu trúng?

Với giá khởi điểm 50.000 đồng/CP, giá đấu bình quân của PVI hiện vẫn là một ẩn số mà ẩn số số lớn nhất đến từ các tổ chức nước ngoài (trong 75 tổ chức đăng ký đấu giá thì có khoảng 15 tổ chức nước ngoài). Hiện nay, NĐT nước ngoài đang nắm giữ 0% CP của PVI, như vậy có thể hiểu trong đợt đấu giá lần này, NĐT nước ngoài không bị giới hạn đăng ký mua và có thể đăng ký tối đa lên 10.000.000 CP.

Giá khởi điểm 50.000 đồng/CP có thật sự hấp dẫn?

Nếu nhìn từ góc độ so sánh về giá giữa các DN bảo hiểm trong ngành thì hiện nay giá CP PVI đang giao dịch trên thị trường OTC trong khoảng 115.000 -125.000 đồng/CP (giá chưa nhận quyền); PIJICO 70.000 - 75.000 đồng/CP; Bảo Việt 67.000 - 68.000 đồng/CP; Bảo Minh 76.000 - 77.000 đồng/CP...

Trước khi IPO Bảo Việt, PVI trong đợt IPO vào cuối tháng 12/2006 đã từng lập kỷ lục về số người tham gia đấu giá và mức giá đấu cao kỷ lục nhất, giá đấu bình quân của PVI vào thời điểm đó cao hơn 160.000 đồng/CP, đến nay PVI vẫn được  NĐT kỳ vọng và trả giá mua CP ở mức cao nhất trong các công ty trong ngành bảo hiểm.

Nhìn từ góc độ quy mô thương hiệu, PVI chiếm 18,3% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, đứng thứ 3 trên thị trường trong ngành bảo hiểm. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, kết thúc quý I/2007, PVI là DN chiếm thị phần lớn nhất trong gần 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động tại Việt Nam, với doanh thu phí chiếm 30,28% thị phần, tính đến ngày 10/6/2007, PVI đã đạt doanh thu trên 1.000 tỉ đồng, hoàn thành 65% kế hoạch năm.

Theo kế hoạch hoạt động kinh doanh của PVI trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 177.173 triệu đồng; vốn chủ sở hữu là 750.000 triệu đồng và dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện tăng vốn đợt 2 từ 851.350 triệu đồng lên 1.000 tỉ đồng cho cổ đông hiện hữu và đối tác chiến lược trong nửa cuối năm 2007.

Ngoài phương pháp định giá CP PVI theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, mức giá PVI là 50.000 đồng/CP (theo bản cáo bạch PVI), tham khảo thêm hai phương pháp phổ biến nhất mà NĐT thường dùng là P/E và P/B.

Định giá theo phương pháp P/E, tham khảo P/E của các công ty tương đương  cùng ngành trong nước như Bảo Minh là 32,83 lần; Bảo Việt khoảng 80 lần; Vinari là 50,03 lần; P/E trung bình ngành bảo hiểm phi nhân thọ trên thế giới là 16,7 lần, để phù hợp với việc định giá các DN bảo hiểm ở VN thì có thể lấy P/E trung bình ngành bảo hiểm trong nước khoảng 50 lần thì giá PVI có thể ở mức 49.228 đồng/CP.

Theo phương pháp P/B, tham khảo P/B của Bảo Minh là 5,95 lần; Bảo Việt khoảng 4,68 lần; Vinari là 7,32 lần; P/B trung bình ngành bảo hiểm phi nhân thọ trên thế giới là 2,8 lần. Vậy nếu lấy P/B bằng trung bình ngành trong nước khoảng 4,5 lần thì giá của PVI có thể ở mức 72.472 đồng/CP.

Tuy nhiên, mỗi phương pháp định giá khác nhau đều có những hạn chế nhất định, những đánh giá trên chỉ mang tính tham khảo mà không hàm ý đảm bảo về giá trị CK.

Các tin tức khác

>   Thủ tướng chỉ đạo lấy ý kiến các bộ, ngành về việc thành lập Công ty cổ phần Mua bán điện (25/06/2007)

>   Cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (25/06/2007)

>   Nhà đầu tư nước ngoài mua 30% cổ phiếu của Nam Việt (25/06/2007)

>   Đồng Nai sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp (25/06/2007)

>   Bảo Minh chọn đối tác chiến lược nước ngoài (25/06/2007)

>   CTCP Vàng Bạc Đá quý SJC Chợ Lớn phát hành thêm cổ phiếu (25/06/2007)

>   Doanh nghiệp nhà nước mạnh hay yếu? (25/06/2007)

>   CTCP Dược phẩm VN Ampharco: Khánh thành nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (25/06/2007)

>   Xung quanh vụ mua bán cổ phiếu “ảo” ở Bệnh viện Bình Dân: Giải pháp tốt nhất: Thương lượng! (24/06/2007)

>   Mất ngủ vì 'bể' kế hoạch cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân (23/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật