Thứ Sáu, 15/06/2007 10:48

Chọn lựa của xã hội

Cuộc tranh luận giữa WB và EVN về một công ty mua bán điện đã trở thành cuộc “đối thoại giữa những người điếc”, khi mà lập trường hai bên đối lập nhau hẳn (xem box). Thậm chí Giám đốc WB-Vietnam phát biểu: “Nếu họ cứ làm như vậy thì chúng tôi cũng không đưa thêm những lời khuyên khác nữa, bởi những lời khuyên của chúng tôi đã được lắng nghe”. Ai đúng, ai sai?

NGƯỜI DÂN Ở ĐÂU?

Tiếc thay vấn đề không phải ở chỗ EVN hay WB đúng mà ở chỗ: trước một quyết định tác động đến hầu như toàn thể dân chúng như thế (giá điện từ nay sẽ như thế nào, bởi những ai…), người dân không  được thông báo, hỏi ý, thậm chí qua các đại biểu của họ ở Quốc hội! Đây không đơn thuần chỉ là quan hệ với khách hàng mà còn là một quan hệ khác: quan hệ với người dân đóng thuế. Muốn hay không muốn, đồng tiền đóng thuế của người dân trong bao nhiêu năm trời qua để xây dựng mới, tu sửa, tu sửa nâng cấp các nhà máy, đường dây tải điện bằng vốn ngân sách…, kể cả bằng máu (khi bắt đầu xây dựng trong thời Pháp thuộc, trong chiến tranh để  bảo vệ các nhà máy điện)… là vốn liếng của EVN song cũng là của cải của bao thế hệ người dân. Đập Đa Nhim chẳng phải là để bồi thường chiến tranh cho quân đội Nhật trước kia hay sao? Đùng một cái nghe thành lập công ty bán điện, đùng một cái nghe WB phản đối, mới được biết “ké” rằng “có 14 cổ đông không được biểu quyết tham gia đàm phán giá điện”, còn tổng số bao nhiêu cổ đông thì chẳng biết, “ai” được làm cổ đông càng không biết!

Đó là cái thiếu đầu tiên mà người dân muốn thông tỏ!

TÁC ĐỘNG RA SAO?

Cổ phần hóa bệnh viện hay trường học, hay điện, nước… cho đúng bài bản kinh tế thị trường, cũng được thôi, nếu như từng bước đều tuân thủ. Có một bước bắt buộc song đã quên. Đó là bước lượng giá (Poverty and Social Impact Assessment, PSA) mà ở các nước, khi đề xuất một chương trình có tác động nơi xã hội, người ta đều phải thực hiện song song với “luận chứng kinh tế”…, để xem có hữu ý hay vô ý phá hủy chính sách xóa đói giảm nghèo không và đến đâu.

Ở Honduras chẳng hạn, trước khi cải cách ngành điện, người ta cũng đã tiến hành đo lường PSIA với tám kịch bản giả định khác nhau. Sau đây là vài trích đoạn: “Nghiên cứu ghi nhận rằng công chúng Honduras rất quan ngại việc cổ phần hóa các cơ sở công ích. Họ muốn có cạnh tranh, song lại sợ độc quyền nhà nước sẽ bị thay thế bởi độc quyền tư nhân không có kiểm soát. Có những cơ sở từ nghiên cứu này trong lĩnh vực điện cũng cần phải tiến hành thật thận trọng, và rằng nếu hiệu quả không bù lại được những tổn thất thì tác động đến sự nghèo đói sẽ là bi thảm” (nguồn: PSIA – Demonstration – Electricity Reform in Honduras). Ở Albania cuối 2004, UNDP cũng đã trình làng một nghiên cứu về tác động đến sự đói nghèo và xã hội như thế, chi li đến 250 trang.

CHỌN LỰA CỦA XÃ HỘI

Ở các nền kinh tế được xem là cái nôi của kinh tế thị trường, liên tiếp đã có những tiếng nói “sửa sai”. “Giải Nobel” kinh tế học 1988 của Amartya Sen là một lý thuyết “kinh tế học vị an sinh xã hội” (Welfare Economics). Trong diễn văn nhận giải, ông đặt vấn đề: “Khi phải quyết định liên quan đến xã hội, làm thế nào phản ánh những chọn lựa “của dân, do dân và vì dân”? Nói rộng ra, đó là vấn đề “ sự lựa chọn của xã hội”. Làm thế nào tìm ra cơ sở hữu lý cho những nhận định nhân danh số đông như là “xã hội thích điều này hơn điều kia”, “xã hội nên chọn cái này thay vì cái kia”, hoặc “điều này có đúng về mặt xã hội”.

Theo ông, vấn đề “không phải là “đếm đầu” người nghèo, xem tỉ lệ người nghèo nay là bao nhiêu phần trăm, mà là xem cái nghèo dưới ngưỡng nghèo nó như thế nào nơi các cá nhân, và xem người nghèo được chia và phải chia nhau cái nghèo ra sao. Đó chính là vấn đề sự chọn lựa vì xã hội.

Một khách mời được mô tả “ thần tượng – kinh tế thị trường” từng được “trải thảm đỏ” ở Việt Nam là Bill Gates vừa tâm sự khi về thăm “trường mẹ” Harvard hôm 7-6 vừa qua: “Nhìn lại, tôi thấy có một tiếc nuối lớn. Tôi đã rời Harvard khi chưa có được một sự cảnh báo thật sự nào về sự bất công đáng sợ trên thế giới, những cách biệt đáng kinh hãi về sức khỏe, về của cải và cơ hội khiến hàng triệu triệu người phải sống trong tuyệt vọng. Tôi đã học nhiều điều từ Harvard, nhiều trải nghiệm những tiến bộ khoa học. Song tiến bộ lớn nhất của nhân loại không phải là những khám phá đó mà là làm thế nào phát hiện những khám phá đó mà là làm thế nào phát hiện những ứng dụng để làm giảm đi sự bất công. Dân chủ, giáo dục công cộng, chăm sóc sức khỏe có chất lượng, cơ hội làm ăn rộng rãi cho mọi người, đó chính là giảm bớt bất công.

* Vì EPTC (công ty cổ phần mua bán điện) là công ty mua nhưng lại đại diện cho người bán – một kiểu thị trường giả - vẫn là một người nhưng lại được tách ra làm hai. Vì thế sẽ tạo sức ép lên người tiêu dùng cuối cùng hoặc những người bán khác. Công ty sẽ quản lý được tải trọng của giờ cao điểm và có thể từ chối bán cho một nhóm khách hàng nào đó. Theo mô hình này, chủ sở hữu vẫn chính là EVN, dù EVN nói là cổ phần hóa, chỗ kia bán cho tư nhân rồi nhưng những phần đó rất nhỏ, chỉ 10-20% thôi. Và như thế trên thực tế EVN vẫn là chủ hệ thống. Các công ty sản xuất điện không được có cổ phần trong công ty này, như vậy xung đột lợi ích mới không xảy ra và thế mới tốt nhất cho nền kinh tế

(Trích phát biểu của các ông Martin Rama và Richard spencer của WB-Vietnam)

* “Những lo ngại của WB về tình trạng giá điện sẽ tăng bất hợp lý sau khi EPTC được thành lập, theo tôi, sẽ không xảy ra vì hiện nay và trong các năm tới, giá điện vẫn do Nhà Nước kiểm soát. Việc WB lo ngại chủ sở hữu đơn vị mua buôn duy nhất có thể thông đồng trong việc đấu thầu cung cấp nguồn điện mới thì theo tôi thì cũng không có cơ sở, vì công ty ra đời phải tôn trọng pháp luật Việt Nam. Các doanh nghiệp góp vốn cổ phần cũng là các doanh nghiệp Nhà nước và phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm các qui định của Nhà nước.

(Trích phát biểu của ông Đào Văn Hưng, chủ tịch EVN)

Tuổi Trẻ Cuối tuần

Các tin tức khác

>   TRASECO chi trả cổ tức năm 2006 và phát hành trái phiếu chuyển đổi (15/06/2007)

>   Sẽ kiến nghị Thủ tướng chưa phê duyệt thành lập cty cổ phần mua bán điện (15/06/2007)

>   Vinacafe Biên Hòa nâng tỷ lệ trả cổ tức (14/06/2007)

>   Chuyển đổi thành cty cổ phần, khi nào và như thế nào? (14/06/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho CTCP Nhựa Tân Hoá. (14/06/2007)

>   Về hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của VPBank (14/06/2007)

>   PVI chốt danh sách cổ đông để tăng vốn vào ngày 20/6 (14/06/2007)

>   Mua quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập rất rủi ro (14/06/2007)

>   “Tránh lập ngân hàng để bán cổ phiếu” (14/06/2007)

>   Cổ phiếu ngành dược: Đâu phải loại nào cũng hấp dẫn! (14/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật