Thứ Ba, 26/06/2007 16:22

Cạnh tranh khốc liệt trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Chiến lược của các ngân hàng, nhất là khối ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang tăng tốc đẩy mạnh đầu tư công nghệ, hiện đại hóa dịch vụ và đào tạo nhân lực theo hướng chuyên nghiệp để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

Hầu hết ngân hàng đều đưa ra kế hoạch phấn đấu muộn nhất đến năm 2010 sẽ trở thành tập đoàn tài chính bán lẻ hiện đại và đa năng. Chẳng hạn, Ngân hàng Đông Á (EAB) chọn phương án phát triển ngân hàng điện tử, trong đó chú trọng đến dịch vụ thẻ, với mục tiêu dùng lĩnh vực này làm công cụ tiếp cận khách hàng nhanh nhất; Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) chọn đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Đây là hai loại hình khách hàng được Sacombank đặc biệt quan tâm, bên cạnh những khách hàng tầm cỡ khác.

Không chỉ ngân hàng trong nước mà hiện hầu hết nhà băng nước ngoài có mặt tại Việt Nam cũng chạy đua trong lĩnh vực bán lẻ. Đơn cử, HSBC - đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên có sản phẩm tín dụng tiêu dùng, tài trợ mua nhà, mua xe trả góp... dành cho khách hàng cá nhân. Khách hàng có thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên/tháng đều có thể đến HSBC để vay vốn, với số tiền được vay gấp 10 lần mức thu nhập.

Bà Namita Lai, Giám đốc phụ trách ngân hàng bán lẻ của Standard Chartered (SC) tại Việt Nam cho biết, ngày 27/6 tới, SC chính thức khai trương dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại TP.HCM. SC sẽ mang dịch vụ bán lẻ chất lượng quốc tế đến người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, một loạt dịch vụ chất lượng quốc tế của Ngân hàng sẽ được giới thiệu tới khách hàng tại TP.HCM và dự kiến được đưa ra thị trường Hà Nội vào đầu năm 2008. Theo bà Namita Lai, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của SC được kết hợp sự am tường sâu sắc về thị trường trong nước với kinh nghiệm và hiểu biết toàn cầu. SC tin rằng, sẽ cung cấp những dịch vụ tín dụng bán lẻ phù hợp với nhu cầu tài chính của người tiêu dùng Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, SC cung cấp sản phẩm, dịch vụ như quản lý tài sản; ngân hàng giao dịch cho DNVVN và cá nhân... 6 tháng tiếp theo, SC cung cấp thêm các sản phẩm và dịch vụ cho vay tiêu dùng, thế chấp, tín chấp, thẻ tín dụng, tín dụng cho DNVVN. Để thực hiện được kế hoạch này, bà Namita Lai cho biết, SC có kế hoạch tăng số lượng nhân viên lên 150 người vào cuối năm 2008, thay vì chỉ có 41 người như hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Bà Namita Lai thừa nhận, so với các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài yếu thế hơn về mạng lưới phủ dày. Tuy nhiên, khả năng phát triển mạng lưới của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới tại Việt Nam là rất lớn. Cụ thể,  SC dự kiến mở thêm 30 chi nhánh trong 3 năm tới, đồng thời đầu tư đào tạo cán bộ, nhân viên đủ mạnh để phát triển thành ngân hàng bán lẻ nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, trong tương lai, SC sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều đối tác tiềm năng, thông qua việc mua cổ phần để tận dụng mạng lưới, hỗ trợ đối tác trong dịch vụ tín dụng bán lẻ và bán buôn. "Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ tương đối cao và thu nhập của người dân đang dần được nâng lên, trong khi số lượng ngân hàng ở Việt Nam còn hạn chế, nên tôi tin rằng, trong 10 năm tới tốc độ phát triển của các ngân hàng bán lẻ sẽ phát triển trên 30%", bà Namita Lai nói.

Theo đánh giá của Tiến sỹ Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển rất nhanh, trong đó có dịch vụ vốn và các hoạt động tài chính khác. Chính sự phát triển này đã mang lại nhiều thuận lợi cho nền kinh tế và người dân. Tuy nhiên, đến năm 2009, thị trường tài chính Việt Nam sẽ mở rộng cửa đón các ngân hàng nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ lúc này thì e rằng, các ngân hàng trong nước sẽ rất khó tồn tại. Nhược điểm lớn nhất của ngân hàng trong nước hiện nay, theo ông Kiêm, là sự chuyên nghiệp trong tác nghiệp, quản trị… Mặt khác, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy phát triển nhanh, nhưng vẫn yếu về tiềm lực vốn, công nghệ... Đặc biệt, dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng vẫn chưa khai thác hiệu quả, trong khi khách hàng chủ yếu là DNVVN và cá nhân.

Ông Kiêm cho rằng, trong tương lai gần, thị trường tài chính Việt Nam sẽ rất sôi động khi các nhà băng đua nhau phát triển dưới hình thức ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với ngân hàng nước ngoài vì nhà băng ngoại giàu kinh nghiệm, lợi thế về công nghệ và vốn. Do vậy, để đứng vững được trên lĩnh vực này, các ngân hàng trong nước cần sớm có chiến lược quản lý ngân hàng hiện đại, đầu tư công nghệ, đào tạo nhân lực…

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Mô hình nào cho NHNN? (26/06/2007)

>   Áp lực... tiền đô! (26/06/2007)

>   Cha đẻ của máy ATM (26/06/2007)

>   WB bổ nhiệm ông Robert Zoellick làm tân chủ tịch (26/06/2007)

>   “Có kho ngoại quan, giá một chỉ vàng sẽ rẻ hơn 1.000 đồng” (26/06/2007)

>   “Má phanh” mới cho lãi suất (26/06/2007)

>   Dự luật Thuế thu nhập cá nhân đã có nhiều thay đổi (26/06/2007)

>   Ngân hàng TW Đài Loan tăng lãi suất lên 3,125% (25/06/2007)

>   Đưa vào hoạt động kho ngoại quan vàng đầu tiên (25/06/2007)

>   Toạ đàm dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (25/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật