Thứ Tư, 30/05/2007 15:26

Những “BMC mới” trên sàn TPHCM

Hiện tượng BMC chưa kịp lắng thì trên sàn TPHCM lại nổi lên những “BMC mới” gây hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì giá cao và tăng liên tục. Đó là những cổ phiếu của Cty cáp treo Tây Ninh (mã TCT), Khách sạn Sài Gòn (SGH)…

Cao giá vì độc quyền

Giới đầu tư chứng khoán ngạc nhiên lớn bởi vì những cổ phiếu trên không chỉ vì chúng không nằm trong danh mục “ngân hàng, địa ốc, chứng khoán, CNTT” mà bấy lâu nay chẳng mấy ai biết đến các thương hiệu này...

Ngày 6/12/2006, TCT chính thức niêm yết 1.598.500 cổ phiếu với giá đóng cửa chỉ vỏn vẹn 49.000 đồng/cổ phiếu nhưng phiên ngày 29/5/2007, TCT đã leo lên hàng blue - chip với giá 253.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý hơn TCT mới chỉ tăng liên tục khi ở mức giá 90.000 đồng/cổ phiếu từ cuối tháng 4/2007 đến nay! Ngay từ giữa tháng 5/2007, trên các diễn đàn chứng khoán tại các trang web, TCT đã được xem là “BMC” mới vì có quá nhiều điểm tương đồng.

Vốn điều lệ chỉ gần 16 tỷ đồng nhưng năm 2006 có tổng doanh thu đạt hơn 30,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 14,5 tỷ đồng. Quý 1/2007, TCT có doanh số hơn 18,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lên đến 10,3 tỷ đồng. Năm 2007, TCT đề ra 32 tỷ doanh thu, lợi nhuận trước thuế đạt 16 tỷ đồng và sẽ chi trả cổ tức đạt 15-20%. Nhưng hấp dẫn hơn cả là việc TCT thưởng và phát hành thêm 2 lần trong năm 2007, với tỷ lệ 1:1.

Tuy nhiên yếu tố làm giá TCT cao ngất ngưởng là do quá hiếm hàng vì cũng giống như BMC, tổng khối lượng cổ phiếu của TCT giao dịch thực sự chỉ khoảng 600.000-700.000 cổ phiếu. Ít phiên giao dịch nào trong tháng 5, TCT giao dịch quá 10.000 cổ phiếu, có phiên chưa đến 1.000 cổ phiếu được bán ra! Giới đầu tư kháo nhau “cả núi Bà Đen mãi mãi cũng chỉ có TCT độc quyền cáp treo mà năm nào khách hành hương cũng tăng từ 15-20%”.

Ngay cả TCT cũng khẳng định trên trang web của mình là TCT không có đối thủ cạnh tranh. Với những thế mạnh độc quyền trên thì việc TCT có lên trên 300.000 đồng/cổ phiếu cũng không có gì lạ.

Chỉ lạ một điều là nhiều nhà đầu tư cứ thấy hiếm hàng là cố mua cho bằng được dù cho TCT có giá chủ yếu bằng những “thủ thuật” hơn là kinh doanh giỏi, triển vọng tốt, ngành hàng hấp dẫn...

Có giá nhờ vị trí

Khác hẳn với BMC và TCT, SGH có giá (hiện còn 133.000 đồng/cổ phiếu) chủ yếu do vị trí “vàng” ngay “trung tâm của trung tâm TPHCM. Nhiều năm liền SGH làm ăn “vật vờ” cổ tức chẳng bao giờ qua được 15%.

Cuối năm 2005, Chủ tịch HĐQT SGH Lê Thành Chơn bắn tiếng có những “ông chủ Đài Loan” mua gom cổ phiếu SGH nhưng rồi sang giữa 2006 vẫn “im hơi lặng tiếng”. Nhưng sang từ tháng 3/2007 thì điều ấy ngày càng hiện rõ. “Giá” SGH khi cổ phần hoá được định chỉ có 18 tỉ đồng, một mức giá chỉ bằng 1/10 so với thực tế.

Quan trọng hơn là khu tứ giác Đồng Khởi- Hai Bà Trưng- Tôn Đức Thắng- Lê Thánh Tôn chẳng bói ra đâu miếng đất quý hơn vàng này. Vì thế nhà đầu tư nước ngoài kiên trì mua vào từng cổ phiếu một, mặc cho TTCK lên xuống khiến SGH vượt qua mốc 130.000 đồng, dù khách sạn cổ tức có năm chỉ 6% bằng tiền mặt! Nắm được “yếu điểm” này, nên cũng chẳng mấy ai chịu bán, có ngày chỉ trên dưới 1.000 cổ phiếu được giao dịch.

Ai cũng hiểu SGH chỉ lên nhờ giá đất, vị trí của khách sạn này còn lợi nhuận thì có lẽ đây là một trong số ít doanh nghiệp niêm yết làm ăn ì ạch nhất. Nhưng được mở room, tỷ lệ sở hữu nước ngoài nâng lên thì giới đầu tư đoán chắc SGH lên giá còn chóng mặt hơn mấy tháng qua. Dân buôn bán địa ốc tính toán, nếu đập đi chỉ để lấy đất, giá SGH không dưới 200 tỷ đồng.

Tổng GĐ Dragon Capital Donmic Screven từng nhận định: “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi cổ phần hoá xác định giá chưa đúng với giá trị thực”. Nhiều chuyên gia tài chính nước ngoài cũng cho rằng giá cổ phiếu Việt Nam chưa hẳn là cao vì không phản ánh đúng tiềm năng, giá trị của doanh nghiệp.

SGH và TCT là một trong những dẫn chứng sinh động. Hơn nữa, TCT và SGH còn bị trò làm giá đẩy lên cao và cuốn vào vòng xoáy tranh mua vì “quý hiếm”. Có lẽ đây là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm nếu nghĩ đến lợi nhuận thực (SGH) và triển vọng lâu dài (TCT) nếu không muốn là “người nắm cổ phiếu với giá cao nhất và khó bán nhất”.

Theo TP

Các tin tức khác

>   CÔNG BỐ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP (30/05/2007)

>   Không thể nói là giá chứng khoán quá cao! (30/05/2007)

>   Phân tích cổ phiếu ngành sản xuất hàng tiêu dùng (30/05/2007)

>   Tăng kiểm soát cho vay đầu tư chứng khoán (30/05/2007)

>   Khớp lệnh liên tục có thể lại lỗi hẹn (30/05/2007)

>   TMS xây cao ốc văn phòng: Có địa lợi, nhưng quy mô quá nhỏ (29/05/2007)

>   Tin vắn về PVD (29/05/2007)

>   MHC Thông tin về việc bán tàu Phong Châu (29/05/2007)

>   IFS Công bố thông tin bất thường (29/05/2007)

>   HAP Thông báo bán bớt cổ phần của Yên Sơn (29/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật