Thứ Sáu, 06/04/2007 17:34

Phân biệt đối xử với cổ đông là phạm luật

Tháng 4 là mùa đại hội cổ đông, tình trạng nhiều doanh nghiệp phân phối quyền mua cổ phiếu với giá khác nhau đang gây nhiều ý kiến tranh cãi. Trưởng ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung hôm qua đã trao đổi về vấn đề này.

- Ông có nhận xét gì về phương án phát hành của Vipco khi cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Xăng dầu VN được mua hơn 9 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng, các cổ đông còn lại được mua với giá 40.000 đồng?

- Theo nguyên lý quản trị công ty, tất cả cổ đông phải được đối xử bình đẳng, theo tỷ lệ vốn góp. Cách thực hiện quyền đó như nhau. Quyền lợi được hưởng vì thế cũng tương xứng với tỷ lệ vốn góp vào doanh nghiệp, vốn của cổ đông là 10 thì không thể đòi quyền lợi là 11 được. 

Khi thiết lập một công ty cổ phần, các cổ đông hình thành một cơ cấu sở hữu tương ứng với quyền lực, mọi bên đối xử như nhau để cơ cấu đó được duy trì, trong trường hợp có thay đổi thì quyền lợi cổ đông không được thay đổi. Chính vì vậy, trong Luật doanh nghiệp đưa ra một trong những quyền của cổ đông là quyền được mua trước với tỷ lệ ngang nhau. Cho nên khi công ty phát hành cổ phiếu mới, trước hết bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ sở hữu của họ.

Khi đã ra phương án phát hành thì mọi cổ đông đều có lợi ích ngang bằng, tức là giá mua như nhau và tỷ lệ mua căn cứ theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng nhà đầu tư.

- Doanh nghiệp sẽ thế nào nếu quyết thực hiện phương án như vậy?

- Một công ty muốn phát triển phải tồn tại hàng trăm năm, chứ không thể chụp giật vụn vặt. Có thể một việc làm như vậy trong lúc này người ta chịu thiệt do luật pháp hiện chưa thật hoàn chỉnh, nhưng dân chúng sẽ không tin vào doanh nghiệp và sẽ không tiếp tục đầu tư, nếu doanh nghiệp muốn phát triển thì sẽ khó huy động vốn. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý là Bộ thương mại sẽ phải can thiệp ngay. 

- Trong trường hợp của Vipco, các cổ đông có thể làm gì?

- Việc phân chia như vậy sẽ dẫn tới hậu quả là những cổ đông lớn và những người quản lý lạm dụng quyền lực trong công ty để lấy đi phần giá trị tài sản của doanh nghiệp về cho mình. Và như thế nghĩa là lấy đi một phần của người khác.

Tất nhiên, cổ đông có thể kiện tòa án. Ở các nước có cơ quan để xử lý các sai phạm này và có thể lập tức điều chỉnh ngay. Giống như tham gia giao thông, nếu vượt đèn đỏ thì bị công an tuýt còi ngay. Đây là trường hợp vượt đèn đỏ, nhưng đáng tiếc cơ quan thực thi lại chưa có tại Việt Nam.

- Ông nhận xét gì về trường hợp dành quá nhiều cổ phần ưu đãi cho Hội đồng quản trị và cán bộ công nhân viên như của Công ty Savico?

- Về mặt nguyên lý, khi công ty phát hành và dành ưu tiên cho hội đồng quản trị và người quản lý là để biến họ thành cổ đông lâu dài, để đối thủ cạnh tranh khỏi chụp mất. Tỷ lệ nào là cân đối, hợp lý thì phải căn cứ vào tình hình cụ thể. Tôi phản đối việc dành quá nhiều ưu đãi cho hội đồng quản trị bởi đây thực chất là một hình thức lách luật để làm lợi cho các cổ đông lớn.

- Thị trường chứng khoán bùng nổ, cổ phiếu trở nên có giá trị song các cổ đông nhỏ hay bị thiệt thòi. Họ nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

- Với tư cách người đầu tư, phải tìm hiểu luật pháp một cách cặn kẽ. Về phía cơ quan quản lý cần có tuyên truyền phổ biến về những quy định mới. Sắp tới, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính sẽ xúc tiến việc thành lập câu lạc bộ người đầu tư thiểu số và hướng dẫn họ phân tích các chỉ số về doanh nghiệp, cách thực hiện quyền của mình. Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nên nâng cao năng lực giám sát.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư Bộ Thương mại Bạch Văn Mừng (Bộ Thương mại hiện là cơ quan chủ quản của Tổng công ty Xăng dầu VN - đơn vị nắm 51% cổ phần tại Vipco): "Tuần tới Ban đổi mới doanh nghiệp của Bộ họp và chúng tôi dự kiến sẽ trao đổi thêm về trường hợp này. Vipco là một tổ chức niêm yết, Bộ không thể can thiệp hành chính vào quyết định của công ty, song cá nhân tôi cũng thấy phương án như vậy là bất bình đẳng. Là công ty cổ phần, cùng góp vốn kinh doanh thì cổ đông có quyền như nhau. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp có thể ưu tiên cho cổ đông chiến lược, chẳng hạn mới đây Eximbank bán cổ phần phát hành thêm cho Kinh Đô với giá thấp hơn cổ đông khác... Nhưng phân biệt lớn quá gấp tới 2-3 lần như Vipco thì cũng gây bức xúc cho các cổ đông nhỏ.

VNE

Các tin tức khác

>   Bổ sung giấy phép hoạt động quản lý quỹ cho VFM (06/04/2007)

>   “Cổ đông Vipco có thể kiện” (06/04/2007)

>   Giao dịch cổ phiếu VNM của cổ đông nội bộ (06/04/2007)

>   CII: Nghị quyết Đại hội Đồng cổ đông (06/04/2007)

>   VNM: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2007 (06/04/2007)

>   VNM Thay đổi hình thức hợp tác với Campina (06/04/2007)

>   SAV: Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2007 (06/04/2007)

>   SSC: Nghị quyết Đại hội Đồng cổ đông (06/04/2007)

>   VF1 Báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (06/04/2007)

>   PPC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (06/04/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật