Cổ phần hoá tập đoàn Dầu khí - PetroVietnam: "Chìa khoá" để tăng tốc
Chủ tịch HĐQT PetroVN Đinh La Thăng: "Trước 30.6, tất cả các Cty dầu khí đã CPH sẽ niêm yết trên TTCK"
Bỏ đi yếu tố "bong bóng" của thị trường, cổ phiếu của các đơn vị trong ngành DK đã thực sự tạo nên những cơn sốt khi bán ra công chúng bởi 2 lẽ: CP có tính thanh khoản cao do PetroVietnam - Cty mẹ là một TĐ lớn có uy tín và tiềm lực tài chính hàng đầu VN hiện nay; thứ hai, bản thân các Cty con nhờ CPH sẽ hoạt động minh bạch, hiệu quả và mang lại doanh thu cao.
CPH là tất yếu
Ông Đinh La Thăng - Chủ tịch HĐQT PetroVietnam - khẳng định: "CPH và chuyển các DN trong ngành DK hoạt động theo hình thức Cty mẹ-con chính là bước đi tất yếu của TĐ Dầu khí VN để thực hiện mục tiêu "tăng tốc phát triển". Bởi vậy, trong năm nay ngoài việc hoàn thành CPH các Cty thành viên thuộc diện CPH theo QĐ của Chính phủ, PetroVietnam sẽ tiếp tục bán tiếp phần vốn nhà nước tại DN để chỉ còn giữ cổ phần tối thiểu chi phối hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần lớn nhất. Các Cty thành viên đã CPH theo kế hoạch trước 30.6 năm nay đều phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (CK).
Việc CPH không làm thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các Cty nhưng nó tạo ra tính minh bạch thông qua việc đa dạng hoá sở hữu và đa dạng hoá nguồn vốn". Nếu như trước đây Cty chỉ là một đơn vị của TĐ Dầu khí nay trở thành Cty của công chúng. Trước đây, HĐQT là người quyết định cao nhất thì nay là Đại hội cổ đông. Số liệu sổ sách phải công khai, minh bạch, dưới sự giám sát của cổ đông - những người góp vốn. Khi niêm yết trên sàn GDCK bản thân Cty sẽ phải chứng minh năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình thể hiện bằng những chỉ số niêm yết trên thị trường.
Đến nay, PetroVietnam đã chuyển sang hoạt động theo hình thức Cty CP 10/13 Cty thuộc diện CPH. Chỉ tính riêng việc tổ chức đấu giá thành công cho 6 Cty là Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí; Khoan và Dịch vụ khoan; Tư vấn đầu tư và thiết kế DK; Xây lắp DK; Dịch vụ du lịch DK và Dịch vụ kỹ thuật DK, PetroVietnam đã thu về số tiền lên tới 2.047 tỉ đồng, giá trúng đấu giá bình quân gấp 2,7 lần mệnh giá.
Trong năm 2006, giá đấu của các Cty như Bảo hiểm DK gấp tới 16 lần so với mệnh giá, Cty Vận tải DK gấp khoảng 13 lần... Doanh thu, lợi nhuận ở hầu hết các Cty đều tăng lên: Cty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí năm 2006: doanh thu ước đạt 167% KH năm, lợi nhuận trước thuế đạt 242% KH, nộp NS nhà nước 238% KH; Cty Cp Xây lắp DK doanh thu tăng 128%, nộp NS tăng 200% so với thời điểm chuyển sang Cty CP.
Gia tăng giá trị
Trong năm 2006, PetroVietnam đã sử dụng gần 500 tỉ đồng thu được từ việc CPH các đơn vị để thực hiện góp vốn thành lập các Cty CP mới. Đây là bước đi nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành mà PetroVietnam đang theo đuổi. Tiếp tục CPH những đơn vị nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, theo ông Đinh La Thăng: Trong quý I/2007, PetroVietnam tiếp tục bán CP Cty Phân đạm và Hoá chất DK (Cty điều hành NM đạm Phú Mỹ- vốn điều lệ 3.800 tỉ đồng, giá khởi điểm 50.000đ/CP) ra công chúng.
Các Cty sẽ CPH trong năm nay gồm: Cty Tài chính DK (theo kế hoạch trước đây hoạt động theo mô hình Cty TNHH 1 thành viên); Cty liên doanh DK PetroMeKong, Cty XK lao động DK, Trường đào tạo nhân lực DK... Các DN này phải triển khai hoàn thành các bước chuyển đổi trong tháng 6.2007. Từ năm 2007 trở đi, các Cty CPH thuộc DK sẽ áp dụng hình thức bán CP lần đầu kết hợp niêm yết trên TTCK nhằm minh bạch hoá các giao dịch.
Các đơn vị còn lại chuyển sang mô hình Cty TNHH 1 thành viên hoạt động theo Luật DN gồm Cty Thương mại DK và Cty Chế biến kinh doanh các sản phẩm khí, sau khi cấu trúc lại vốn kinh doanh của các DN này cũng thu về cho Nhà nước 1.735 tỉ đồng.
LĐ
|