Thứ Năm, 09/11/2006 11:39

Giấy Tân Mai chuẩn bị lên sàn chứng khoán

Dự kiến vào ngày 22-11 tới đây Công ty Giấy Tân Mai sẽ tiến hành bán đấu giá cổ phần ra ngoài công chúng. Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch này với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận ở một doanh nghiệp giấy lớn thứ hai trong cả nước và có nhiều tiềm năng bởi là nhà sản xuất duy nhất giấy in báo và giấy tráng phấn.

Giấy Tân Mai sẽ chào bán 6,96 triệu cổ phiếu (tương đương 20% vốn cổ phần), loại mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu với giá khởi điểm 12.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi chuyển đổi qua mô hình công ty cổ phần (nhà nước nắm giữ 60,3% vốn, cổ đông bên ngoài 34,2%, còn lại là của người lao động) từ cuối năm ngoái, Giấy Tân Mai làm ăn bắt đầu có lãi (9 tháng lãi hơn 10 tỷ đồng).

Sau đợt bán cổ phiếu ra công chúng lần này, tỷ lệ vốn nhà nước sẽ giảm xuống còn 40,3%. Đưa cổ phần chào bán ra công chúng lần này nằm trong kế hoạch sẽ niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán vào năm 2007. Tân Mai hy vọng đợt bán đấu giá cổ phần lần này sẽ thành công, vì là một trong những doanh nghiệp ngành giấy đứng hàng đầu trong cả nước, công suất chỉ sau Bãi Bằng, với sản lượng một năm khoảng 100.000 tấn sản phẩm giấy các loại và 60.000 tấn bột giấy.

Sản phẩm độc đáo nhất của Tân Mai chính là giấy in báo. Đây là sản phẩm duy nhất trong nước sản xuất được, với sản lượng 60.000 tấn/năm. Khi đầu tư vào mặt hàng này trước đây, Tân Mai đã phải trải qua nhiều thăng trầm để giấy in báo đạt chất lượng về độ trắng, độ dai, không bụi, hút màu… đáp ứng các dây chuyền in cao tốc và hiện đại như hiện nay. Thời gian đầu, phần lớn giấy in báo chỉ cần đáp ứng nhu cầu in trắng đen.

Nhưng công nghệ in phát triển nhanh vũ bão, không chỉ in với tốc độ cao mà đòi hỏi phải in đến 4-8 màu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc về chất lượng ảnh, sản phẩm quảng cáo. Để đáp ứng yêu cầu này, cán bộ kỹ thuật của Tân Mai không chỉ làm chủ công nghệ trên dây chuyền sản xuất mà còn phải lăn lộn với các nhà in báo để nắm bắt nhu cầu thực tế, những yêu cầu kỹ thuật in ngày càng cao, từ đó điều chỉnh công nghệ để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chung của từng nhà in báo.

Không chỉ vậy, công nghệ sản xuất giấy in báo ban đầu sử dụng nguyên liệu bột giấy từ gỗ thông nhưng gỗ thông ngày càng khan hiếm, chu kỳ trồng và khác gỗ thông kéo dài khiến cho giá thành bột giấy từ gỗ thông rất cao. Từng bước, Tân Mai nghiên cứu thay thế bột nguyên liệu từ gỗ thông sang sử dụng gỗ cây keo tai tượng có năng suất cao, thời gian trồng và khai thác ngắn ngày, giảm giá thành đáng kể. Với diện tích vùng nguyên liệu đang quản lý và khai thác gần 30.000 ha, Tân Mai đã đáp ứng 55% nguyên liệu cho sản xuất, trong đó mặt hàng giấy in báo đã chủ động được 100% nguyên liệu bột giấy.

Bên cạnh đó, Nhà máy Giấy Bình An (thuộc Tân Mai) có dự án dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn công suất 45.000 tấn/năm, hiện đang sản xuất thử nghiệm mặt hàng giấy cao cấp này để in lịch, các ấn phẩm quảng cáo cao cấp. Trong dịp Tết Định Hợi tới đây sẽ có một số tờ báo sử dụng giấy của Tân Mai để in lịch, nếu thành công thì trong năm tới mặt hàng giấy tráng sẽ có mặt trên thị trường, đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

SGGP

Các tin tức khác

>   Cấp giấy chứng nhận phát hành cổ phiếu ra công chúng cho Cty Cổ phần Hữu hạn Công nghiệp Gốm sứ Taicera (09/11/2006)

>   Cổ phần hoá ba ngân hàng quốc doanh (09/11/2006)

>   STC: thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần (08/11/2006)

>   Thông báo kết quả đăng ký mua cổ phần Cty XNK Thủy Sản Hà Nội (07/11/2006)

>   Bán phần vốn Nhà nước tại CTCP Hacinco (HSC) (07/11/2006)

>   Bán tiếp số CP chưa phân phối của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (PTIC) (07/11/2006)

>   Quốc hội thảo luận về việc thực hiện cổ phần hóa DNNN: Cần đặc biệt quan tâm quyền lợi người lao động (07/11/2006)

>   Cổ phần hoá doanh nghiệp còn rất chậm (06/11/2006)

>   Cty công trình giao thông 134 hoạt động kém hiệu quả? (06/11/2006)

>   'Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa' (06/11/2006)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật