Thứ Hai, 06/11/2006 16:03

Cổ phần hoá doanh nghiệp còn rất chậm

Báo cáo của Chính phủ về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên được trình Quốc hội, trong phiên họp ngày 6/11, thừa nhận, tiến độ cổ phần hoá còn rất chậm, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân của tình trạng chậm trễ này là do cơ chế chưa hợp lý nên phần vốn của nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn ở nhiều doanh nghiệp, thu hút vốn ngoài doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Ở những doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, sau khi cổ phần hoá, phương pháp quản lý quản trị công ty chưa được đổi mới thực sự.

Báo cáo cũng khẳng định cổ phần hoá đã và đang tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, giảm mạnh số lượng doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, thua lỗ, tinh giản đáng kể lượng lao động nhưng vẫn giữ được ổn định xã hội.

Từ khi bắt đầu thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, năm 1992 đến nay, đã có 2.935 doanh nghiệp được cổ phần hoá, riêng trong giai đoạn 2001-2005 con số này là 2.347 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô ngày càng lớn và mở rộng sang các lĩnh vực trước đây Nhà nước nắm giữ 100% vốn như điện lực, viễn thông, hàng hải, dầu khí, tài chính, bảo hiểm.

Một trong những giải pháp được Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách kiến nghị Quốc hội thực hiện trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá là sớm hoàn thiện quy định pháp luật, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu phải xoá bỏ tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, tăng lượng cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia với tỷ lệ sở hữu vốn lớn hơn, có vai trò và tác động thực sự làm thay đổi cung cách quản lý, tiềm lực tài chính và thị trường của doanh nghiệp.

Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng cần có quy định cụ thể tiêu chí để xác định nhà đầu tư chiến lược trong nước và nước ngoài, những lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược để tránh tuỳ tiện và hạn chế tiêu cực. Đồng thời cần kiên quyết loại bỏ ưu đãi bất hợp lý đối với doanh nghiệp nhà nước, có quy định pháp lý buộc các cơ quan tổ chức kinh tế nhà nước thực hiện thủ tục hành chính và các dịch vụ bảo đảm sự công bằng cho các doanh nghiệp.

Quốc hội dành cả ngày hôm nay để thảo luận về các nguyên nhân, giải pháp để tạo bước đột phá cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới./.

TTXVN

Các tin tức khác

>   Cty công trình giao thông 134 hoạt động kém hiệu quả? (06/11/2006)

>   'Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa' (06/11/2006)

>   Giao dịch tại TTGDCK Hà Nội tháng 10/2006, giá trị giao dịch trái phiếu đạt mức kỷ lục (06/11/2006)

>   Năm 2009: Hoàn thành cổ phần hóa DNNN (06/11/2006)

>   Tăng tỉ lệ vốn cho nhà đầu tư chiến lược (06/11/2006)

>   SCB phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (03/11/2006)

>   Sôi động thị trường đấu giá cổ phần (03/11/2006)

>   2 công ty nộp hồ sơ đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội (03/11/2006)

>   Kết quả đăng ký mua cổ phần Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (03/11/2006)

>   Đầu tư gián tiếp: Tầm nhìn vượt giá (03/11/2006)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật