Thứ Sáu, 21/02/2025 06:55

TPHCM chốt làm 4 tuyến đường cửa ngõ 60.000 tỷ đồng, mở đến 12 làn xe

4 dự án BOT cửa ngõ TPHCM, bao gồm dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, 13, 22 và đường trục Bắc Nam, với tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng vừa được HĐND TP thông qua tại kỳ họp chiều 20/2.

Đây là 4 dự án thực hiện chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 98 của Quốc hội. 

Cụ thể, dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình) sẽ xây dựng 10 làn xe, trong đó có 3,2km được xây dựng đường trên cao với 4 làn xe. Tổng mức đầu tư khoảng 20.900 tỷ đồng (trong đó, vốn nhà đầu tư khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách).

Quốc lộ 22 qua quận 12 và huyện Hóc Môn - tuyến đường cửa ngõ phía tây bắc - sẽ được TPHCM đầu tư nâng cấp đoạn từ nút giao An Sương đến Vành đai 3. Ảnh: Đào Phương Huế

Quốc lộ 22, đoạn từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3 TPHCM sẽ đầu tư mở rộng lên 10 làn xe, với mức đầu tư vốn khoảng 10.424 tỷ đồng (vốn nhà đầu tư khoảng 4.190 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách).

Dự án nâng cấp trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) dài 8,6km, có tổng mức đầu tư 9.894 tỷ đồng (vốn ngân sách hơn 4.680 tỷ đồng, còn lại là vốn nhà đầu tư).

Dự án quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An) có chiều dài gần 10km, được đầu tư mở rộng lên 10-12 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 16.285 tỷ đồng (vốn ngân sách hơn 9.611 tỷ đồng, còn lại do nhà đầu tư huy động).

Theo Sở Giao thông Công chánh TPHCM, sau khi được thông qua, bước đầu tiên sẽ tiến hành khảo sát sự quan tâm và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phù hợp. 

Giám đốc Sở Giao thông Công chánh Trần Quang Lâm nói về 4 dự án BOT tại phiên họp chiều nay. Ảnh: Phương Quyên

Sở này cũng cho biết, điểm chung của 4 dự án cửa ngõ đều có tuyến đường thiết kế trên cao hoặc đường đô thị lưu thông tốc độ cao, nhằm đảm bảo phân luồng giao thông hiệu quả; để phục vụ từng nhu cầu di chuyển khác nhau.

Cụ thể, phần đường lưu thông nhanh - đi trên cao gồm 4 làn xe được thiết kế 80km/h, dành cho người dân có nhu cầu đi từ trung tâm thẳng ra đường cao tốc, đường vành đai hoặc ngược lại.

Còn phần đường song hành tùy theo mỗi dự án sẽ được mở rộng, chỉnh trang 6-8 làn xe (với số làn bằng hoặc nhiều hơn so với hiện trạng), phục vụ giao thông nội đô, đáp ứng nhu cầu đi lại trong khu vực.

Điểm đặc biệt của các dự án BOT cửa ngõ là phương án thu phí chỉ áp dụng cho phần đường chính - làn trên cao (làn đường đi nhanh). Trong khi đó, người dân không có nhu cầu di chuyển tốc độ cao vẫn có thể sử dụng đường song hành mà không phải trả phí.

Cũng theo Sở Giao thông Công chánh, các công trình nói trên sẽ phấn đấu khởi công vào cuối năm nay, để kịp thời hoàn thành, kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông liên vùng.

Hồ Văn

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Đã tìm được phương án tốt nhất cho ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (20/02/2025)

>   Hà Nội sắp xem xét, thông qua chủ trương xây 3 cầu vượt sông Hồng (20/02/2025)

>   Khi nào làm đường sắt TPHCM - Cần Thơ 10 tỷ USD? (19/02/2025)

>   Một tập đoàn sản xuất tinh bột sắn muốn làm cụm công nghiệp Quang Diệm ở Hà Tĩnh (19/02/2025)

>   Chốt nhà đầu tư cho 2 cụm công nghiệp rộng 149ha tại Thái Bình (19/02/2025)

>   Quốc hội quyết thí điểm 6 chính sách đặc thù làm đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM (19/02/2025)

>   Quốc hội chốt xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu hoàn thành chậm nhất vào năm 2030 (19/02/2025)

>   Dự kiến duyệt chủ trương đầu tư KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng trong quý 1/2025 (19/02/2025)

>   Áp dụng công nghệ bê tông nhựa rỗng thoát nước tại nhiều dự án lớn ở TPHCM (18/02/2025)

>   Bắc Ninh sẽ có Cảng hàng không quốc tế Gia Bình (17/02/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật