Thứ Sáu, 03/01/2025 13:02

Tổng Thư ký VASEP: Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 10-11 tỷ USD trong năm 2025

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ tiếp tục khả quan với mục tiêu 10-11 tỷ USD.

Có thể hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ - Trung

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cán mốc 10 tỷ USD, dù chưa phá vỡ con số kỷ lục năm 2022 nhưng cần được ghi nhận trong bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều trở ngại. Số liệu từ VASEP cho thấy, các mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra xuất sang Mỹ, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) đều tăng trưởng 2 chữ số so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP. Nguồn: VASEP

Về cơ sở cho mục tiêu 10-11 tỷ USD của năm 2025, trao đổi với người viết, Tổng Thư ký VASEP nhận định ngành thủy sản Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng trưởng, do nhu cầu tiêu thụ cải thiện tại các thị trường lớn và hơn hết được thúc đẩy bởi các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Ông đánh giá khu vực các quốc gia nằm trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ trở thành điểm sáng lớn và ngày càng quan trọng trong quan hệ thương mại của ngành thủy sản.

Trong khi đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ là một “điểm tựa” khác mà ngành có thể tận dụng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump quay trở lại. “Giao thương thủy sản 2 quốc gia này khả năng sẽ sụt giảm trong thời gian tới trước áp lực của chính sách thuế quan mới của Mỹ và nguy cơ trả đũa của Trung Quốc”, ông Hòe chỉ ra.

Trung Quốc tiếp tục là điểm đến hàng đầu

Đối với thủy sản Việt Nam, Trung Quốc vẫn đang là thị trường lớn nhất trong năm 2024 khi giá trị xuất khẩu sang khu vực này tiếp tục tăng trưởng và đóng góp quan trọng vào kết quả xuất khẩu chung của ngành, cho thấy nhu cầu tiêu thụ vẫn rất lớn.

Đây là cơ hội cho Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc những dòng sản phẩm như tôm hùm, cua, ốc, nghêu, hải sản sống…”, đại diện VASEP cho biết và kèm dự báo, thị trường tỷ dân sẽ tiếp tục là điểm đến mục tiêu của thủy sản Việt năm 2025, nhất là những dòng sản phẩm tươi sống, cao cấp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức từ yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh ngày càng khắt khe của thị trường này; chẳng hạn đáp ứng thủ tục đăng ký doanh nghiệp và sản phẩm được phép xuất khẩu vào Trung Quốc theo các Lệnh 248 và 249. Việc khó nắm bắt thông tin, nhu cầu và các quy định mới cũng đang là trở ngại không nhỏ.

Để khai thác tốt hơn, theo ông Hòe, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ chặt chẽ các quy định về xuất khẩu và cải tiến khả năng cung ứng thông qua các kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là thương mại điện tử.

Tiềm năng mới từ Trung Đông

Các nền kinh tế Trung Đông như Israel, Saudi Arabia, UAE, Qatar… được dự báo sẽ trở thành những điểm đến đầy tiềm năng dành cho thủy sản Việt Nam không chỉ trong năm 2025 mà còn nhiều năm tiếp theo.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) - hiệp định thương mại tự do đầu tiên giữa Việt Nam với một nước thuộc khu vực Arab là UAE - được ký kết hồi cuối tháng 10 đã mở toang cánh cửa giao thương 2 khu vực. Năm 2024, thị trường Trung Đông ghi nhận tăng trưởng khả quan ở mức 19%, giá trị xuất khẩu đạt 367 triệu USD.

Dù vậy, yếu tố quan trọng cần lưu ý khi hàng hóa xuất sang khu vực này đó là phải đáp ứng tiêu chuẩn Halal. Do đa số quốc gia theo đạo Hồi, sản phẩm phải được chứng nhận Halal để đảm bảo tính hợp pháp theo tôn giáo. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chế biến, giết mổ và bảo quản thủy sản.

Những biến động liên quan đến xung đột chính trị trong khu vực có thể tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng và làm ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ thủy sản, cũng cần được các doanh nghiệp tính đến.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Đông đang chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là việc giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, các quốc gia như Israel, UAE, Saudi Arabia và Qatar vẫn duy trì nhu cầu cao về thủy sản, tạo cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam”, đại diện VASEP lạc quan.

Thiếu nguyên liệu và cạnh tranh khốc liệt vẫn sẽ diễn ra

Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhiều năm qua không còn xa lạ với những thách thức bao gồm thiếu nguồn nguyên liệu và cạnh tranh gay gắt từ quốc tế. Các yếu tố này sẽ còn chi phối hiệu quả chung của toàn ngành trong năm 2025.

Việc thiếu nguyên liệu trong nước góp phần đẩy giá nguyên liệu tôm và cá tra lên cao sẽ thu hẹp biên lợi nhuận vốn đã thấp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, trong khi vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm cùng loại từ Ấn Độ, Ecuador và Indonesia.

Các rào cản về thuế quan, đặc biệt là thuế chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh; thuế chống bán phá giá tôm, cá tra tại Mỹ, được dự báo tiếp tục làm khó doanh nghiệp Việt. Đối với cá ngừ, mực, bạch tuộc và các loài hải sản khác, ngoài vấn đề thiếu hụt nguyên liệu, còn gặp thách thức liên quan đến các thủ tục xác nhận, chứng nhận nguồn gốc khai thác thủy sản, có thể khiến việc xuất khẩu bị đình trệ.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nên kiên trì cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng phân khúc sản phẩm và đa dạng hóa thị trường để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu”, ông Hòe khuyến nghị.

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   Cựu bộ trưởng, cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sắp hầu toà (30/12/2024)

>   Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD trong năm 2024 (30/12/2024)

>   Vì sao Quảng Nam đề xuất chi hơn 2.500 tỉ đồng mở rộng Quốc lộ 14B? (29/12/2024)

>   Hoàn thành mở rộng đường từ 8m lên 30m ở cửa ngõ phía Tây TPHCM (29/12/2024)

>   Đóng điện đường dây 500kV Nhơn Trạch 4 – rẽ Phú Mỹ – Nhà Bè (28/12/2024)

>   Cà Mau kỳ vọng xuất khẩu 5.000MW điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2040 (28/12/2024)

>   Thanh tra phát hiện sai phạm trên 157.000 tỷ đồng, chuyển điều tra 173 đối tượng (28/12/2024)

>   Thủ tướng nói rõ lộ trình sáp nhập Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên (28/12/2024)

>   Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Việt Nam sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới (27/12/2024)

>   Australia muốn thành đối tác số 1 của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực (27/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật