Thứ Hai, 30/12/2024 08:51

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng và năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 26-27 tỷ USD, tăng thêm 3 tỷ USD so với năm 2023.

Sản xuất giày da. (Nguồn: TTXVN)

Theo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng và năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 26-27 tỷ USD, tăng thêm 3 tỷ USD so với năm 2023.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso), cho biết Việt Nam hiện là nước đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) về sản xuất và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép.

Ngành da giày vẫn tập trung vào các thị trường chính chiếm 97,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm: Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất (giày dép 41,4%, túi xách 47%), tiếp đến là EU (giày dép 29,5%, túi xách 25,4%). Châu Á hiện chiếm 22,2% về giày dép và 24,5% về túi xách.

Tổng xuất khẩu da giày sang 16 thị trường lớn nhất gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan, Đức, Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Australia, Mexico, UAE và Đài Loan (Trung Quốc) chiếm trên 88,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết thêm thách thức lớn nhất với ngành da giày lúc này là đáp ứng các quy tiêu chuẩn mới mà nhiều quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đưa ra, đó là tính bền vững trong sản xuất, yêu cầu về trách nhiệm xã hội...

Điển hình như thị trường EU, từ quý 2/2024, thị trường này đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái với các thiết kế bền vững hay vấn đề truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng.

Nếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, chúng ta sẽ phải minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất tại khu vực sản xuất, bà Xuân cho biết.

Những chính sách thay đổi của thị trường nhập khẩu sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành. Nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu của ngành da giày phục hồi mạnh mẽ từ những tháng cuối năm 2023. Hiện, một số doanh nghiệp lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm 2025.

Để tiếp tục tận dụng được cơ hội từ các FTA mang lại, các chuyên gia cho rằng phát triển công nghiệp hỗ trợ và nguyên phụ liệu ngành da giày trong nước là vô cùng quan trọng.

Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam đề xuất hỗ trợ hình thành các khu công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chuyên biệt cho ngành da giày, tập trung sản xuất da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm khuôn, đế… thuận tiện cho bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất tập trung./.

Ngọc Trần

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Vì sao Quảng Nam đề xuất chi hơn 2.500 tỉ đồng mở rộng Quốc lộ 14B? (29/12/2024)

>   Hoàn thành mở rộng đường từ 8m lên 30m ở cửa ngõ phía Tây TPHCM (29/12/2024)

>   Đóng điện đường dây 500kV Nhơn Trạch 4 – rẽ Phú Mỹ – Nhà Bè (28/12/2024)

>   Cà Mau kỳ vọng xuất khẩu 5.000MW điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2040 (28/12/2024)

>   Thanh tra phát hiện sai phạm trên 157.000 tỷ đồng, chuyển điều tra 173 đối tượng (28/12/2024)

>   Thủ tướng nói rõ lộ trình sáp nhập Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên (28/12/2024)

>   Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Việt Nam sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới (27/12/2024)

>   Australia muốn thành đối tác số 1 của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực (27/12/2024)

>   Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá điện 2 tháng/lần (27/12/2024)

>   Được hứa tặng 1.000m2 đất, ông Lê Thanh Vân nhiều lần gửi văn bản 'gây sức ép' tới lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh (27/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật