Thứ Sáu, 10/01/2025 11:16

Rút hàng trăm tỷ từ quỹ bình ổn giá xăng dầu, nữ Chủ tịch Hải Hà Petro bị đề nghị truy tố

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, nữ Chủ tịch Công ty Hải Hà Petro đã lạm dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), gây thất thoát hơn 317 tỷ đồng, đồng thời sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán để trốn tránh việc đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can Trần Tuyết Mai, Chủ tịch Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro), cùng Lê Thị Huệ, Kế toán trưởng của công ty này, về các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo các Điều 219 và 221 Bộ luật Hình sự.

Trong cùng vụ án, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phụ trách phòng Tổng hợp của Hải Hà Petro, cũng bị đề nghị truy tố tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các bị can trong vụ án.

Theo kết luận điều tra, trong quá trình điều hành công ty, bà Trần Tuyết Mai đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn và vai trò chủ sở hữu công ty để thực hiện hai hành vi phạm tội.

Thứ nhất, liên quan đến vi phạm quy định trong việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG). Cụ thể, mặc dù Bộ Công thương đã cấp phép cho Hải Hà Petro làm "đầu mối nhập khẩu xăng dầu" và yêu cầu doanh nghiệp này phải trích lập Quỹ BOG, từ năm 2017 đến khi bị Bộ Công Thương rút giấy phép vào ngày 12/1/2024, Hải Hà Petro đã không thực hiện đúng nghĩa vụ này. Tổng số tiền Quỹ BOG mà công ty này phải trích lập là hơn 612 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Mai chỉ đạo không nộp hơn 50 tỷ đồng đúng hạn. Thêm vào đó, bà Mai và Lê Thị Huệ đã rút hơn 266 tỷ đồng từ Quỹ BOG của công ty, sử dụng số tiền này để thanh toán hợp đồng nhập khẩu xăng dầu, gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng.

Hải Hà Petro hiện đã bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu, nhưng công ty này vẫn không có khả năng hoàn trả số tiền đã thất thoát.

Thứ hai, bà Mai chỉ đạo sử dụng hai hệ thống phần mềm kế toán để trốn thuế. Cụ thể, công ty sử dụng phần mềm FAST để lập báo cáo tài chính và kê khai thuế, trong khi phần mềm VISOFT theo dõi thực tế hoạt động kinh doanh. Nhờ vào hai phần mềm này, công ty đã "làm ngoài" một phần doanh thu thực tế từ việc bán xăng A95, nhằm không phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường.

Mặc dù trên phần mềm FAST công ty đã bán ra hơn 150 triệu lít xăng A95 và nộp thuế bảo vệ môi trường, nhưng qua phần mềm VISOFT, số lượng xăng bán ra thực tế là hơn 154 triệu lít. Điều này dẫn đến việc công ty không kê khai và không đóng thuế bảo vệ môi trường cho hơn 3,8 triệu lít xăng, tương đương với khoản hơn 15 tỷ đồng thuế mà Hải Hà Petro đã né tránh.

Minh Đức

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Ngành cảng biển 2025 – ẩn số đến từ chính sách thuế quan của Mỹ! (10/01/2025)

>   Công an TP HCM thông tin việc xử lý vi phạm giao thông khi áp dụng mức phạt "cao ngất" (09/01/2025)

>   Nguyên thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng bị khởi tố (09/01/2025)

>   Đề xuất thử nghiệm sàn giao dịch tiền số tại trung tâm tài chính (09/01/2025)

>   Doanh nghiệp thép Việt Nam đã nắm thế chủ động hơn trong các vụ kiện chống bán phá giá (09/01/2025)

>   Kênh sinh lời sáng giá năm qua: Bitcoin vượt trội, căn hộ Hà Nội nóng bỏng tay, thị trường cổ phiếu lép vế (09/01/2025)

>   Bộ Công Thương đề xuất nhận lại 6 "ông lớn" khoảng 800.000 tỉ đồng từ siêu Ủy ban (08/01/2025)

>   Thủ tướng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ ODA thế hệ mới cho một số dự án hạ tầng lớn (08/01/2025)

>   Điểm nghẽn tư duy: Liệu dệt may có chỗ đứng trong kinh tế xanh? (08/01/2025)

>   Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án 13 đến hơn 15 năm tù (08/01/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật