Thứ Tư, 04/12/2024 08:25

Tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ODA ở các địa phương

Chiều ngày 3/12, sau khi họp bàn với các bộ ngành, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức Hội nghị với các địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024 để tiếp tục lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hội nghị với các địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024 - Ảnh: VGP/HT

Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), năm 2024, các địa phương được giao tổng kế hoạch vốn vay nước ngoài là 24,805.39 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công (vốn ngân sách nhà nước cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương) là 10,094.79 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn được giao cho các địa phương năm 2024 thấp hơn nhiều so với năm 2023 (chỉ bằng 70% kế hoạch vốn năm 2023), tương ứng số lượng dự án được giao kế hoạch vốn 2024 cũng chỉ bằng 58.3% năm 2023 (98/168 dự án).

Theo thống kê, tính đến ngày 30/11, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài (tính chung cả vốn cấp phát của trung ương và vốn địa phương vay lại) đạt 30.3% (cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 24.89%). Tuy nhiên, kết quả giải ngân này vẫn khá thấp, khó đạt được yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đặt ra (phấn đầu cả năm giải ngân 95% kế hoạch vốn năm 2024).

Kế hoạch vốn được giao thấp hơn năm 2023 nhưng các địa phương cũng không phân bổ hết kế hoạch vốn cho các dự án (mới phân bổ được 93.7% kế hoạch vốn đầu tư công của ngân sách trung ương và 79.28% kế hoạch vốn địa phương vay lại) chủ yếu do dự án đã kết thúc, không còn nhu cầu giải ngân hoặc dự án chưa hoàn thành các thủ tục điều chỉnh nên chưa có cơ sở phân bổ kế hoạch vốn. Về giải ngân, có 6/53 địa phương (9 địa phương không được giao kế hoạch vốn 2024 và 1 địa phương giao kế hoạch vốn để thực hiện ghi thu ghi chi) có tỉ lệ giải ngân đạt trên 60%, nhưng vẫn còn 05/53 địa phương vẫn chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024.

Theo đánh giá của ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), qua thực tế làm việc, Bộ Tài chính thấy nổi lên một số vướng mắc. Bên cạnh các nguyên nhân trong công tác triển khai thực hiện và giải ngân thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh và các ban quản lý dự án và tồn tại đã lâu như vướng mắc về giải phóng mặt bằng; vướng mắc trong khâu đầu thầu hoặc hợp đồng thương mại; chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán hoặc do thiếu kế hoạch vốn (cả cấp phát và vay lại) cũng chủ yếu thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh và các ban quản lý dự án khi đã lập kế hoạch vốn không sát với tiến độ thực hiện dự án và số vốn cần giải ngân, đặc biệt với các dự án sẽ kết thúc giải ngân trong năm 2024, tình trạng các địa phương tiếp tục chậm giải ngân vốn vay nước ngoài còn do nhiều dự án (22% số dự án đang giải ngân) phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, đề nghị sử dụng vốn dư.

"Việc đạt được tỷ lệ giải ngân 95% kế hoạch vốn được giao năm 2024 đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không đơn giản khi từ nay đến hết năm không còn nhiều. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thống nhất, triển khai các giải pháp đã được nêu ra để đạt được tỷ lệ giải ngân cao nhất có thể", ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại lưu ý.

Dưới góc độ địa phương, ông Lê Sỹ Tiến, Phó Phòng Kinh tế đối ngoại (Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội) cho biết, năm 2024, 6 dự án ODA của TP. Hà Nội được giao kế hoạch vốn ODA được giao 3,895.5 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các dự án. Ước thực hiện đến 31/01/2025, giải ngân vốn ODA kế hoạch năm 2024 khoảng 2,944.8 tỷ đồng, đạt 75.59% kế hoạch.

Theo ông Lê Sỹ Tiến, ước thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024 nguồn vốn ODA cấp phát thấp là do các vướng mắc của Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn ga Hà Nội đã cơ bản được giải quyết tuy nhiên việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án và gia hạn các Hiệp định vay chậm (Hiệp định vay ADB đến tháng 6/2024 mới hoàn thành) so với kế hoạch đặt ra; Dự án Tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long Trần Hưng Đạo thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án kéo dài dẫn tới Dự án đến nay vẫn chưa triển khai.

Còn Bình Thuận, theo đại diện tỉnh này, dự kiến số giải ngân vốn ODA đến hết năm 2024 đạt 41.42% tổng vốn đã phân bổ. Hiện tỉnh đang 4 dự án sử dụng nguồn vốn ODA với nhiều khó khăn khi triển khai. Theo đó, tại một dự án đang có tổng mức đầu tư tăng lên vì tăng chi phí đền bù; hiện tỉnh đang xin ý kiến tăng tổng đầu tư và đang chờ phê duyệt điều chỉnh mới có thể tiến hành được...

Đại diện Nghệ An cho hay, trong tổng số 6 dự án sử dụng vốn nước ngoài hiện đang triển khai, có 3 dự án được bố trí kế hoạch vốn nước ngoài năm 2024 và 3 dự án còn lại chưa được bố trí kế hoạch vốn. Trong đó, 2 dự án vay vốn Chính phủ Đức vừa hoàn thành điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn thời gian thực hiện nên chưa có nhu cầu vốn trong năm 2024, có 1 dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới vừa hoàn thành ký kết Hiệp định vay vào tháng 8/2024 và hiện đang triển khai các nội dung liên quan. Nghệ An phấn đấu cuối năm 2024 đạt tỷ lệ giải ngân khoảng 50% từ nguồn vốn vay.

Ông Hoàng Hải cho biết, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn rút vốn (trong vòng 1 ngày làm việc đối với rút vốn trực tiếp và tạm ứng). Cùng với đó sẽ trực tiếp làm việc với các ban quản lý dự án, các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân; tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ nhằm tháo gỡ các vướng mắc về phía nhà tài trợ như rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục cho ý kiến không phản đối.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ, thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án. Nhanh chóng thực hiện các thủ tục bổ sung kế hoạch vốn trung hạn, kế hoạch vốn cấp phát cho các địa phương để hoàn thành thủ tục và đủ điều kiện được bố trí vốn bổ sung.

Riêng đối với các địa phương và Ban quản lý dự án, ông Hoàng Hải khuyến nghị, cần chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ để giải ngân ngay sau khi được giao bổ sung kế hoạch vốn; khẩn trương báo cáo hoàn chứng từ chi tiêu từ tài khoản tạm ứng, bảo đảm thời hạn theo quy định...Đối với các dự án có vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án, các địa phương, Ban quản lý dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc đấu thầu hợp đồng; sớm xử lý các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn (03/12/2024)

>   Đưa logistics thành ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao (03/12/2024)

>   Việc làm thời vụ cuối năm hút người lao động (03/12/2024)

>   Sau Uniqlo và H&M, thêm ông lớn thời trang Hàn Quốc nhắm đến thị trường Việt (02/12/2024)

>   Người Việt chi 1 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến mỗi tháng (02/12/2024)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau "đổ bộ" Việt Nam trước thềm Trump 2.0 (02/12/2024)

>   Vé tàu hết sớm, vé máy bay khan hiếm lúc cao điểm (02/12/2024)

>   Khu thương mại tự do - cơ hội và giải pháp hiện thực hóa (01/12/2024)

>   Tiếp tục làm điện hạt nhân Ninh Thuận, Việt Nam nên chọn công nghệ nào? (01/12/2024)

>   Một "đại" siêu thị ở Hà Nội đổi tên sau 20 năm (01/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật