Thứ Tư, 11/12/2024 13:27

Bất ổn khu vực Trung Đông tác động lên kinh tế và thương mại toàn cầu ra sao?

Cuộc lật đổ chính quyền Tổng thống Al-Assad mới đây có thể mang lại những hệ quả lâu dài, không chỉ làm bất ổn tình hình khu vực Trung Đông, vốn đang phải đối mặt với các cuộc xung đột quân sự, mà còn ảnh hưởng lên kinh tế và thương mại toàn cầu.

Căng thẳng khu vực sẽ còn leo thang?

Ngày 08/12/2024, Lực lượng phiến quân Syria (HTS) được dẫn dắt bởi Abu Mohammed al-Golani đã tràn vào thủ đô Damascus, lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, sau cuộc tấn công chớp nhoáng kéo dài chỉ chưa đầy 2 tuần.

Dù vậy, tình hình tại Syria có lẽ sẽ chưa sớm ổn định, với các nhóm phiến quân và ly khai khác sẽ tranh thủ thời cơ xây dựng lại lực lượng và lợi dụng khoảng trống quyền lực để trỗi dậy, tiến hành các hoạt động quân sự và khủng bố ở một số khu vực. Trong số này có thể kể đến Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), hay Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được dẫn dắt bởi các đơn vị người Kurd đã thiết lập quyền tự trị tại khu vực Rojava ở miền bắc Syria.

Trong khi đó, Tổng thống Al-Assad hiện đang được tỵ nạn tại Nga, cũng sẽ tìm cách khôi phục lại quyền lực. Đáng lưu ý, trước tín hiệu Nga và Ukraine có khả năng tiến hành đàm phán hòa bình dựa trên các đề xuất của ông Donald Trump trong thời gian tới, sự sụp đổ chính quyền Syria đã làm giảm uy tín của Nga trên trường quốc tế và có thể làm suy yếu quyền lực của ông Putin trong bất kỳ cuộc đàm phán nào về cuộc chiến ở Ukraine sắp tới.

Vì vậy, Nga có thể sẽ tìm mọi cách để gầy dựng lại sức ảnh hưởng tại Syria, bằng các biện pháp quân sự lẫn ngoại giao. Dĩ nhiên, các cường quốc như Mỹ hay các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ - đối tác cung cấp nguồn lực chính cho lực lượng HTS, cũng sẽ tìm cách can thiệp vào Syria nhằm bảo vệ lợi ích của mình.

Thực tế Hoa Kỳ đang tìm cách tiếp cận các nhóm đối lập ở Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ. Còn Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham mới đây đe dọa sẽ đề xuất lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu Ankara tấn công nhóm Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn. Những tranh chấp giữa các bên về tình hình ở Syria có thể dẫn đến đến nguy cơ xung đột quốc tế leo thang, ngay cả giữa chính các cường quốc lớn này.

Ngoài ra, xung đột tại Syria có thể lan rộng, gây bất ổn cho các quốc gia láng giềng như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Lebanon, dẫn đến tình hình chính trị khu vực trở nên phức tạp hơn. Các quốc gia có lợi ích tại Trung Đông cũng có thể tăng cường chi tiêu quốc phòng và an ninh để bảo vệ lợi ích của mình, kéo theo một cuộc đua vũ trang mới và càng làm tình hình tại khu vực này nóng hơn nữa. Trong trường hợp các các cuộc xung đột kéo dài, sẽ gây ra làn sóng di cư lớn, tạo áp lực lên các quốc gia tiếp nhận người tị nạn, đặc biệt là ở châu Âu, gây ra các vấn đề xã hội và chính trị tại các quốc gia này.

Tác động kinh tế và thương mại toàn cầu

Trữ lượng dầu mỏ của Syria ước tính khoảng 2.5 tỷ thùng, xếp thứ 35 toàn cầu, nhưng sản lượng và xuất khẩu dầu của Syria đã sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011, với phần lớn cơ sở hạ tầng dầu khí của Syria đã bị phá hủy. Tuy nhiên, Syria vốn nằm ở vị trí chiến lược tại Trung Đông, gần các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng nhất thế giới, nên nếu sự bất ổn tại quốc gia này kéo dài, có thể gây gián đoạn các hoạt động vận chuyển dầu và đẩy giá năng lượng tăng cao, gây áp lực lạm phát lên nền kinh tế toàn cầu.

Theo đó, các quốc gia nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là châu Âu, sẽ chịu tác động lớn nhất nếu chuỗi cung ứng năng lượng từ Trung Đông bị gián đoạn, đặc biệt là khi nguồn cung từ Nga đã bị ảnh hưởng đáng kể trong hơn 2 năm qua. Tương tự, các quốc gia ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, cũng chịu ảnh hưởng khi giá vận chuyển và nguyên liệu đầu vào tăng lên, đẩy giá thành sản xuất và tiêu dùng trong nước cao hơn.

Ngoài ra, với vị trí nằm ngay ngã ba giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông, gần các tuyến đường thương mại quan trọng, không chỉ vận chuyển dầu mỏ mà còn các hàng hóa thiết yếu khác, nên bất ổn tại Syria, đặc biệt là tại các khu vực giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, và Jordan, có thể làm gián đoạn vận chuyển qua khu vực và công tác hậu cần, khiến thời gian giao hàng tăng lên và chi phí vận chuyển leo thang, khi các nhà xuất khẩu phải tìm các tuyến đường thay thế dài hơn, cũng như nguy cơ gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đơn cử như Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, hai quốc gia láng giềng của Syria, là trung tâm thương mại và vận tải quan trọng. Giao thông qua Syria cũng là cầu nối cho nhiều tuyến hàng hóa từ Trung Đông đến châu Âu. Một số ngành công nghiệp toàn cầu, như hóa dầu, dược phẩm, và nông nghiệp, lại phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Đông. Do đó, gián đoạn chuỗi cung ứng tại Syria có thể làm giảm khả năng tiếp cận các nguyên liệu này, gây ảnh hưởng đến sản xuất ở các quốc gia khác.

Đối với Việt Nam, bên cạnh những thách thức trong chính sách đối ngoại, những tác động tiềm tàng lên nền kinh tế là chi phí nhập khẩu năng lượng gia tăng, vì Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu, nên khi giá dầu tăng có thể dẫn đến tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, ảnh hưởng đến lạm phát. Bất ổn tại Trung Đông cũng có thể ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các thị trường có liên quan hoặc phụ thuộc vào khu vực này.

Hệ quả là các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng liên quan đến khu vực này sẽ phải đối mặt với rủi ro tăng cao, bao gồm các rủi ro an ninh khi vận chuyển qua khu vực xung đột dễ bị tấn công; các công ty vận tải và logistics phải trả phí bảo hiểm cao hơn để hoạt động trong khu vực rủi ro; trong khi một số mặt hàng thiết yếu có thể không kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đối với Việt Nam, bên cạnh những thách thức trong chính sách đối ngoại, những tác động tiềm tàng lên nền kinh tế là chi phí nhập khẩu năng lượng gia tăng, vì Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu, nên khi giá dầu tăng có thể dẫn đến tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, ảnh hưởng đến lạm phát. Bất ổn tại Trung Đông cũng có thể ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các thị trường có liên quan hoặc phụ thuộc vào khu vực này.

Có thể thấy tình hình tại tại Syria gây gián đoạn chuỗi cung ứng không chỉ ở khu vực mà còn trên quy mô toàn cầu, tác động lớn đến giá năng lượng, hoạt động logistics và sản xuất. Theo đó, các quốc gia và doanh nghiệp cần có chiến lược ứng phó linh hoạt để giảm thiểu thiệt hại. Đầu tiên, cần đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu, giảm bớt phụ thuộc vào Trung Đông, cũng như tăng cường dự trữ chiến lược các nguồn năng lượng để giảm tác động từ sự gián đoạn nguồn cung có thể xảy ra, đồng thời đẩy mạnh xây dựng các tuyến vận tải mới để tránh khu vực bất ổn này.

Phan Thụy

FILI

Các tin tức khác

>   IATA: Doanh thu ngành hàng không toàn cầu sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2025 (11/12/2024)

>   Nền kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái do các chính sách mới (10/12/2024)

>   Singapore bật "đèn xanh" cho EQT mua lại chủ sở hữu Batdongsan.com.vn  (10/12/2024)

>   Nvidia bị điều tra tại Trung Quốc (10/12/2024)

>   Chuyến lưu diễn của Taylor Swift tác động như thế nào đến kinh tế toàn cầu? (10/12/2024)

>   Lần đầu sau 14 năm, Trung Quốc chuyển sang nới lỏng tiền tệ, đẩy mạnh kích thích kinh tế (09/12/2024)

>   Trump nói không có kế hoạch thay thế Chủ tịch Fed (09/12/2024)

>   Tăng trưởng kinh tế vượt dự báo, thêm kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách (09/12/2024)

>   Trung Quốc đón tin đáng ngại (09/12/2024)

>   Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất? (09/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật