Thứ Hai, 09/12/2024 16:30

Lần đầu sau 14 năm, Trung Quốc chuyển sang nới lỏng tiền tệ, đẩy mạnh kích thích kinh tế

Trong một bước ngoặt đáng chú ý, Bộ Chính trị Trung Quốc vừa công bố kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ và mở rộng chi tiêu tài khóa cho năm 2025, đánh dấu sự thay đổi quan trọng nhất về định hướng tiền tệ của nước này kể từ năm 2011.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại mới dưới thời Donald Trump.

Trong ngày 09/12, Bộ Chính trị, gồm 24 thành viên do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, thông báo sẽ áp dụng chiến lược "nới lỏng vừa phải" với chính sách tiền tệ trong năm 2025, đánh dấu sự thay đổi lớn đầu tiên về lập trường kể từ năm 2011.

Theo Tân Hoa Xã, bên cạnh việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, Bộ Chính trị cũng thể hiện thái độ mạnh mẽ hơn về chính sách tài khóa khi sử dụng cụm từ "chủ động hơn" (more proactive), thay vì "chủ động" (proactive) như trước đây.

Để củng cố niềm tin, các quan chức cũng cam kết "ổn định thị trường bất động sản và chứng khoán" cũng như sẵn sàng sử dụng các công cụ chính sách "phản chu kỳ" để kích thích kinh tế.

"Lời lẽ trong tuyên bố cuộc họp Bộ Chính trị này là chưa từng có", Zhaopeng Xing, Chiến lược gia cao cấp tại Ngân hàng ANZ nhận định. Theo ông, những tín hiệu này cho thấy khả năng cao Trung Quốc sẽ thực hiện mở rộng tài khóa mạnh mẽ, cắt giảm lãi suất đáng kể và đẩy mạnh mua tài sản. Đặc biệt, "giọng điệu chính sách thể hiện sự tự tin mạnh mẽ" trước đe dọa áp thuế 60% từ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Lập trường chính sách tiền tệ của Trung Quốc qua các giai đoạn
Diễn biến của các công cụ chính sách tiền tệ của Trung Quốc

Thị trường tài chính đã phản ứng tích cực trước những tín hiệu mới này. Đồng nhân dân tệ ngoài nước đảo chiều tăng 0.1%, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1.938%. Hiệu ứng tích cực còn lan tỏa ra các đồng tiền trong khu vực, với đồng Đô la Úc tăng 0.3%.

Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đại Trung Hoa tại Jones Lang LaSalle Inc nhận định: "Các công cụ chính sách bổ sung dự kiến sẽ có cải thiện đáng kể về số lượng, chất lượng và hiệu quả". Ông cũng cho rằng khả năng mục tiêu tăng trưởng GDP được đặt ở mức khoảng 5% đã tăng lên đáng kể.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu ổn định sau gói kích thích được triển khai từ cuối tháng 9. Tuy nhiên, nguy cơ thuế quan từ Mỹ đang tạo áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, buộc Bắc Kinh phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi cú sốc có thể xảy ra từ cuộc chiến thương mại tiềm tàng.

Sau cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc - nơi sẽ hoạch định các ưu tiên và mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025 - dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11/12, theo Bloomberg News.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Trump nói không có kế hoạch thay thế Chủ tịch Fed (09/12/2024)

>   Tăng trưởng kinh tế vượt dự báo, thêm kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách (09/12/2024)

>   Trung Quốc đón tin đáng ngại (09/12/2024)

>   Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất? (09/12/2024)

>   Trung Quốc ráo riết triển khai giải ngân 1.000 tỷ NDT trái phiếu siêu dài hạn (09/12/2024)

>   Tổng thống Donald Trump: Cơ hội, thách thức và giải pháp (Kỳ 2) (14/12/2024)

>   Mỹ có thêm 227,000 việc làm, mạnh hơn dự báo (06/12/2024)

>   Chủ tịch Fed: Kinh tế Mỹ mạnh hơn dự báo, Fed có thể giảm lãi suất chậm lại (05/12/2024)

>   Chủ tịch Fed đánh giá tích cực về kinh tế Mỹ (05/12/2024)

>   Thép Trung Quốc giá rẻ "càn quét" thị trường Ấn Độ, các nhà máy nội địa lao đao (04/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật