Chủ Nhật, 24/11/2024 21:22

Góc nhìn tuần 25 - 29/11: Hồi phục về vùng 1,240 - 1,250?

Các CTCK như VPBankS, TPS hay DAS kỳ vọng thị trường sẽ dần hồi phục trong tuần tới dù số khác vẫn cho rằng VN-Index tiếp tục rung lắc quanh vùng như hiện nay.

Còn rung lắc?

CTCK Phú Hưng (PHS): Về mặt kỹ thuật, đồ thị VN-Index xuất hiện nến giằng co khi tiến về vùng gap quanh 1,230, khối lượng thấp phiên nay tiếp tục cho thấy lực cầu còn yếu, đang có phần ủng hộ cho khả năng chỉ là nhịp hồi ngắn. Chỉ số có thể còn rung lắc tại đây, nếu áp lực bán mạnh trở lại thì khả năng kết thúc nhịp hồi để quay lại xu hướng giảm, trường hợp nếu chỉ chịu áp lực bán yếu thì nhịp hồi có thể vẫn còn tiếp diễn để hướng về cản gần quanh 1,240. Chiến lược chung có thể giữ tỷ trọng trung bình, quan sát lực bán khi điều chỉnh để có hành động phù hợp.

Không nên mua đuổi theo đà hồi phục

CTCK Thiên Việt (TVS): Trên đồ thị ngày, VN-Index hình thành nến Gravestone Doji, cho thấy sự lưỡng lự của cung – cầu trong ngắn hạn. Chỉ số vẫn có thể tiếp tục rung lắc trong phiên tới trước khi lấy đà để kiểm định Gap-down quanh 1,230 và xa hơn là đường MA20 ngày đang hướng xuống. Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể cân nhắc các nhịp kéo lên trong phiên của VN-Index để xem xét khả năng hạ bớt tỷ trọng (đặc biệt với các cổ phiếu gặp kháng cự mạnh). Nhà đầu tư đang chờ giải ngân vẫn nên canh các nhịp biến động hoặc các phiên giá đỏ của cổ phiếu, thay vì mua đuổi theo đà hồi phục hiện tại.

Sẽ rung lắc trong quá trình hồi phục?

CTCK Vietcombank (VCBS): Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI mới hình thành 1 đáy và đang bẻ ngang, trong khi đó chỉ báo MACD đang hình thành đáy đầu tiên nên xác suất cao thị trường vẫn có nhịp rung lắc trong quá trình hồi phục. Chỉ số chung cũng đang tiến gần về đường MA20, đồng thời là ngưỡng kháng cự ngắn hạn 1,240 nên tâm lý nhà đầu tư cũng có phần thận trọng hơn, tuy nhiên thị trường vẫn có sự phân hóa nên nếu dòng tiền và thanh khoản đồng thuận hơn thì VN-Index sẽ quay lại mốc kháng cự nêu trên trong ngắn hạn.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ số chung ghi nhận sự điều chỉnh rung lắc ở biên độ nhỏ khi tiếp giáp với đường biên trên dải Bollinger band, đồng thời chỉ báo RSI và MACD mới hình thành 1 đỉnh nên diễn biến hiện tại của thị trường vẫn chưa có gì bất thường. Bên cạnh đó, đường +DI trên mốc 25 nhưng đường ADX ở dưới mốc này nên không loại trừ khả năng xuất hiện những nhịp rung lắc trong quá trình hồi phục đi lên. Tuy nhiên nếu dòng tiền duy trì được sự lan tỏa và nhóm blue-chips đồng thuận thì VN-Index sẽ sớm hướng lên mốc 1,240-1,242, cũng là đường mây đỏ Senkou-span B.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể chốt lời đối với các mã đã đạt mục tiêu và có hiện tượng suy yếu dưới áp lực chốt lời ngắn hạn. Ngược lại, nhà đầu tư trung dài hạn có thể tiếp tục duy trì nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt hoặc vẫn còn tiềm năng tăng giá dựa trên kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý 4/2024 và thậm chí cân nhắc giải ngân gia tăng thêm nếu thị trường ghi nhận những nhịp rung lắc trong phiên ở những phiên tới. Một số nhóm ngành đáng chú ý trong giai đoạn này là bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông, ngân hàng.

Nên chậm lại và tiếp tục quan sát

CTCK Rồng Việt (VDSC): Nhịp hồi phục của thị trường dừng lại sau khi đóng gap giảm trong phiên 15/11, vùng 1,229 – 1,232 điểm, và có trạng thái lưỡng lự. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước, cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng khi thị trường tăng điểm, tuy nhiên nguồn cung cũng chưa gây sức ép lớn cho thị trường. Trạng thái lưỡng lự này có thể sẽ tiếp diễn trong thời gian tới với dao động thăm dò tại vùng 1,220 – 1,235 điểm. Tín hiệu cung cầu trong vùng thăm dò này sẽ có tác động đến biễn biến tiếp theo của thị trường. Do vậy, nhà đầu tư nên chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường. Đồng thời, nhà đầu tư vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.

Giảm tỷ trọng vị thế ngắn hạn

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Sự hình thành mẫu nến "Doji" với bóng nến trên dài hơn cho thấy diễn biến có phần nghiêng về chiều hướng phân phối khi VN-Index quay lên thử thách lại vùng gap giảm điểm quanh 1,230. Điểm tích cực là bên nắm giữ cổ phiếu chưa gây ra áp lực bán tháo giá thấp mà chỉ chủ động bán hạ bớt tỷ trọng ở các vùng giá cao. Mặc dù vậy, với việc xu hướng giảm điểm vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong ngắn hạn, đà hồi phục có thể sẽ tiếp tục đối mặt với rủi ro đảo chiều trong những phiên tới. Nhà đầu tư được khuyến nghị bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn, ưu tiên cơ cấu lại danh mục tại quanh các vùng kháng cự.

Tiếp tục đi ngang

CTCK BIDV (BSC): Trong những phiên tới, VN-Index có thể trải qua những phiên đi ngang quanh ngưỡng kháng cự cũ 1,230 khi dòng tiền luân chuyển qua các nhóm ngành để kìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.

Hướng lên 1,240 - 1,250

CTCK VPBank (VPBankS): Tóm lại, thị trường trong nước phiên 22/11 tuy giảm nhẹ nhưng về tổng thể vẫn là phiên giao dịch giằng co với biên độ nhỏ và thanh khoản xuống thấp. Vẫn có những điểm tích cực đối với thị trường như khối ngoại mua ròng trở lại sau 30 phiên, bên cạnh đó thị trường cũng xuất hiện nhiều nhịp rung lắc nhưng không có đợt bản như ở đầu tuần. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp và phù hợp với quan điểm đây là tín hiệu tốt cho thị trường cho thấy lực cung đang dần cạn kiệt. Do đó cơ hội cho tuần tới với chỉ số VN-Index có thể duy trì đà phục hồi lên vùng 1,240 - 1,250 điểm sau khi tích lũy biên độ hẹp ở đây thêm vài phiên nữa.

Kỳ vọng sớm hồi phục

CTCK Tiên Phong (TPS): VN-Index tiếp tục hình thành một cây nến hồi phục sau tuần giảm điểm trước đó và đã gần chạm tới vùng giá 1,240 điểm. Đà bán của thị trường có trạng thái được đẩy mạnh trong phiên chiều và có nhịp điều chỉnh nhẹ vào cuối phiên, điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi có nhiều nhà đầu tư đã có lãi hoặc về lại vùng giá mua tiến hành chốt lời hoặc hạ tỷ trọng. Vùng hỗ trợ tại ngưỡng giá 1,220 điểm đóng vai trò quan trọng trong xu hướng của VN-Index trong thời điểm hiện tại. TPS kỳ vọng thị trường có thể tìm được động lực tại vùng giá 1,180 – 1,220 điểm để tạo động lực trở lại mức 1,300 điểm.

Có thể phục hồi về 1,250

CTCK Đông Á (DAS): Đồ thị kỹ thuật VN-Index hình thành khu vực đáy mới ở vùng 1,200 điểm và có thể phục hồi về vùng 1,250 điểm trong ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể nắm giữ và tích lũy thêm nhóm ngân hàng và bất động sản trong danh mục đầu tư trung dài hạn. Các giao dịch ngắn hạn có thể tìm kiếm lợi nhuận trên nhóm cổ phiếu thép, công nghệ, chứng khoán trong giai đoạn cuối năm.

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   Thay đổi luật thuế VAT phân bón có tác động thế nào? (22/11/2024)

>   Nhiệm kỳ Trump 2.0 ẩn chứa nguy cơ biến động, nhưng Việt Nam có vị thế tốt để vượt bão (22/11/2024)

>   Góc nhìn 22/11: Cần giữ VN-Index trên vùng 1,190-1,200 điểm để củng cố cơ hội hồi phục? (21/11/2024)

>   Góc nhìn 21/11: Cần thêm thời gian để xác nhận xu hướng (20/11/2024)

>   Góc nhìn 20/11: Về vùng 1,180? (19/11/2024)

>   Phương pháp nào để bắt đáy không "đứt tay"? (19/11/2024)

>   Góc nhìn 19/11: Dòng tiền bắt đáy đang chờ đợi quanh ngưỡng 1,200 điểm? (18/11/2024)

>   ABS Research: Mua vào khi VN-Index và cổ phiếu tiệm cận hỗ trợ cứng (18/11/2024)

>   Triển vọng gì ở NLG, GEG và REE? (18/11/2024)

>   Góc nhìn tuần 18 - 22/11: Kỳ vọng tạo đáy? (17/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật