Thứ Ba, 12/11/2024 18:20

Cập nhật

Góc nhìn 13/11: Nhịp hồi chậm rãi?

Aseansc cho rằng thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể có các nhịp hồi chậm rãi trên cơ sở vận động đi ngang rũ bỏ dần áp lực bán.

Giữ được mốc hỗ trợ 1,240

CTCK Đông Á (DAS): VN-Index kỳ vọng tiếp tục giữ được mốc hỗ trợ 1,240 điểm trong những phiên tới. Ngành khu công nghiệp có kết quả kinh doanh ổn định trong chin tháng đầu năm, và được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong quý 4/2024 đón làn sóng dịch chuyển vốn đâu tư vào Việt Nam.

Nhà đầu tư có thể năm giữ nhóm này trong danh mục đầu tư trung dài hạn. Quan tâm nhóm chứng khoán, công nghệ, hóa chất cho các giao dịch ngắn hạn.

Giằng co

CTCK BIDV (BSC): Thị trường vẫn đang giao dịch quanh ngưỡng 1,240-1,260 với thanh khoản thấp. Điều này cho thấy diễn biến giằng co quanh vùng này vẫn còn có thể tiếp diễn trong các phiên tới, khuyến nghị nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng.

Suy giảm

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Xu hướng ngắn hạn VN-Index vẫn suy giảm dưới vùng kháng cự quanh 1,255-1,260 điểm. Hỗ trợ gần nhất quanh 1,240 điểm. Để xu hướng ngắn hạn VN-Index cải thiện thì cần vượt vùng kháng cự mạnh trên, với khối lượng gia tăng tốt.

Xuống vùng 1,220

CTCK Tiên Phong (TPS): VN-Index tạo một vị thế khá tiêu cực khi một lần nữa giảm về ngưỡng 1,240 điểm. Chỉ báo RSI của VN-IndexVN30 đều đang hướng đến ngưỡng quá bán và trong ngắn hạn, áp lực bán vẫn còn và khả năng giá sẽ tìm xuống những vùng ở dưới như vùng 1,220 điểm.

TPS khuyến nghị chỉ mở mua ở những vùng hỗ trợ 1,220 và 1,240 điểm. Đối với nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro thấp nên đợi phiên tăng có thanh khoản bùng nổ để tham gia giải ngân.

Nhà đầu tư cân nhắc thực hiện hóa lợi nhuận

CTCK Vietcombank (VCBS): Sự phân hóa của dòng tiền là điểm sáng của thị trường, nhưng để hồi phục và duy trì nhịp tăng dài hơn thì không thể thiếu sự nâng đỡ từ nhóm vốn hóa lớn.

VCBS tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận đối với những mã đã đạt mục tiêu ngắn hạn và đang có dấu hiệu suy yếu tại đỉnh khi áp lực bán gia tăng mạnh.

Đồng thời tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân đối với những cổ phiếu thu hút lực cầu và dòng tiền tốt, đi ngược với diễn biến của thị trường và thuộc một số nhóm ngành như viễn thông - công nghệ, thực phẩm.

Biến động trong vùng 1,240-1,250

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục biến động trong vùng 1,240-1,250 điểm trong phiên giao dịch tới (13/11).

Rủi ro ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps có chiều hướng giảm dần, trong khi chỉ số VN30 giảm về gần vùng hỗ trợ 1,280-1,290 điểm, do đó Yuanta kỳ vọng lực cầu có thể sớm gia tăng khi thị trường xuất hiện các nhịp giảm mạnh ở 1-2 phiên giao dịch tới cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế bán ra giai đoạn này.

Khó bật tăng mạnh

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối hầu hết trạng thái giao dịch. Mặc dù điểm tích cực là xuất hiện lực cầu chủ động bắt đáy trong các nhịp giảm sâu, với lượng cung lớn tiềm ẩn ở các vùng kháng cự trên, các phiên hồi phục sẽ khó có xác suất bật tăng mạnh.

Khi xu hướng ngắn hạn vẫn đang ở trạng thái trung tính, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì nắm giữ một vị thế an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá.

Nhịp hồi chậm rãi

CTCK Asean (Aseansc): Xu hướng chưa có sự cải thiện trong ngắn hạn, kỳ vọng vùng chốt chặng quan trọng 1,240-1,244 điểm sẽ giúp giữ chân chỉ số, tạo vùng đệm cho quá trình cân bằng trở lại.

Aseansc cho rằng thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể có các nhịp hồi chậm rãi trên cơ sở vận động đi ngang rũ bỏ dần áp lực bán. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao diễn biến của DXY, tỷ giá USD/VND và các động thái của SBV trong thời gian tới để xác định thời điểm xu hướng hồi phục thực sự xuất hiện.

Tâm lý tiêu cực

CTCK VPBank (VPBankS): Thị trường có nguy cơ để mất vùng dao động đi ngang khi lực cầu bắt đáy vẫn chưa cản bước đà đi xuống dưới áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại. Với việc thị trường vẫn loay hoay tại vùng đáy vừa qua, diễn biến này sẽ gây tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư, đặc biệt là áp lực điều chỉnh từ nhóm vốn hóa lớn ngân hàng.

Tuy vậy, thị trường vẫn có cơ hội ở các cổ phiếu riêng lẻ, hiện tại nhiều nhóm cổ phiếu đã có mức giảm sâu 30-40% kể từ mức đỉnh đầu tháng 4. Do đó, nhà đầu tư có thể tham gia với tỷ trọng cổ phiếu vừa phải ở những nhóm này thay vì tập trung vào chỉ số chung.

Kém tích cực

CTCK BETA: Dưới tình hình thị trường hiện tại với áp lực bán mạnh từ khối ngoại và sự thiếu vắng dòng tiền mới, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trong việc ra quyết định giao dịch. Các nhóm ngành dẫn dắt vẫn chưa thể hiện được vai trò nâng đỡ thị trường, khiến diễn biến chung trở nên kém tích cực. Đây là thời điểm quan trọng để nhà đầu tư xem xét và cơ cấu lại danh mục của mình.

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Phong vũ biểu thị trường Tháng 11/2024: Công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu có nhiều triển vọng (Kỳ 2) (13/11/2024)

>   Thị trường điều chỉnh đến bao giờ mới là cơ hội? (12/11/2024)

>   Góc nhìn 12/11: Chờ đợi trạng thái cân bằng mới? (11/11/2024)

>   Các cổ phiếu đầu ngành CTD, IDC và HPG có gì hấp dẫn? (11/11/2024)

>   SSI Research: Biến động ngắn hạn là cơ hội mua vào cho kế hoạch dài hạn (11/11/2024)

>   NHNN có thêm dư địa để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng khi Fed giảm lãi suất  (11/11/2024)

>   PLX - Đang ở mức định giá hợp lý cho nhà đầu tư dài hạn (12/11/2024)

>   Góc nhìn tuần 11 - 15/11: Vẫn còn điều chỉnh? (10/11/2024)

>   Ông Lê Anh Tuấn (CIO Dragon Capital): Hai từ khóa cho năm 2025 sẽ là Trump và biến động (08/11/2024)

>   Nhiều mảng sáng, tối đan xen chờ đón ngành ngân hàng (08/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật