Thứ Sáu, 04/10/2024 20:30

Tổng bí thư, Chủ tịch nước muốn cộng đồng Pháp ngữ đầu tư vào bán dẫn, AI tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, sáng 04/10, tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo Franco Tech.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo Franco Tech. Ảnh: TTXVN

Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại, với trọng tâm là kinh tế số. Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác, trong đó có Pháp và các nước Pháp ngữ, để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, giàu tiềm năng như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn, năng lượng hydrogen xanh và thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp".

Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn để giúp các doanh nghiệp cộng đồng Pháp ngữ tiếp tục phát triển thành tập đoàn lớn tầm vóc quốc tế. Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng khẳng định với kinh nghiệm hợp tác ba bên, Việt Nam sẵn sàng tham gia hỗ trợ các nước châu Phi trên tinh thần "muốn đi xa hãy đi cùng nhau".

Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho biết những năm qua, Việt Nam đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, top 20 nền kinh tế có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới và là mắt xích quan trọng trong 16 Hiệp định thương mại tự do.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cộng đồng Pháp ngữ là mảnh đất đầy tiềm năng cho các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại. Cộng đồng này hiện có 88 thành viên và quan sát viên, với các nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Bulgaria, Hy Lạp, Thụy Sĩ, các nước châu Phi như Mali, Morocco, Cameroon và một số nước châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia. Tổng dân số khoảng 1.2 tỷ người, chiếm 16% GDP và 20% thương mại toàn cầu.

Việt Nam - Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/04/1973 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược vào năm 2013. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch nước Việt Nam tới Pháp sau 22 năm.

Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam, với kim ngạch thương mại năm 2023 là 4.8 tỷ USD. 8 tháng đầu năm, kim ngạch đạt hơn 3.4 tỷ USD, tăng 6.9% so với cùng kỳ năm 2023. Pháp cũng là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam, còn Việt Nam đứng thứ hai trong các nước hưởng vốn vay ưu đãi của Pháp tại châu Á.

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Ngày 10/10 là Ngày Chuyển đổi số quốc gia (04/10/2024)

>   Thủ tướng: Bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế (04/10/2024)

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh để cùng đất nước phát triển (04/10/2024)

>   Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024 (03/10/2024)

>   Chủ tịch TP HCM kêu gọi người dân mua trái phiếu đóng góp làm metro (03/10/2024)

>   Chu kỳ nới lỏng tiền tệ và động lực tăng trưởng của Việt Nam (03/10/2024)

>   IMF lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, dự báo đạt 6,1% (02/10/2024)

>   Chủ tịch Phan Văn Mãi: Quý 4 tăng trưởng 9% là thách thức lớn với TPHCM (01/10/2024)

>   Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng (01/10/2024)

>   PMI tháng 9/2024: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm đáng kể (01/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật