Thứ Sáu, 02/08/2024 13:15

Vì sao Fed có thể phải giảm lãi suất nhiều hơn dự tính?

Những cơn gió ngược đang thổi mạnh vào nền kinh tế Mỹ và nhiều khả năng sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách tiền tệ, cắt giảm lãi suất sâu hơn dự kiến trong năm nay.

James Knightley, Chuyên gia kinh tế hàng đầu tại ING Economics, đã đưa ra nhận định trên trong báo cáo công bố trong ngày 01/08. Ông chỉ ra rằng các dữ liệu gần đây đang phát đi những tín hiệu đáng lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cụ thể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu đã tăng 249,000 trong tuần trước, vượt xa dự báo 235,000 của các nhà kinh tế. Đồng thời, chỉ số sản xuất ISM của Mỹ đã giảm mạnh xuống 46.8 trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 48.8 của giới chuyên gia. Đáng chú ý, khi chỉ số ISM dưới ngưỡng 50, nó báo hiệu sự co lại trong hoạt động sản xuất.

"Sự suy giảm mạnh mẽ trong chỉ số ISM cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế đang cận kề", Knightley nhấn mạnh. Ông còn lưu ý rằng thành phần việc làm trong chỉ số ISM đã giảm mạnh từ mức 49.3 xuống 43.4, mức thấp nhất kể từ đợt khủng hoảng đại dịch vào tháng 6/2020.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Trước những dấu hiệu này, thị trường tài chính đang đặt cược vào khả năng Fed sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh tay hơn. Hiện tại, thị trường dự báo Fed sẽ giảm lãi suất nhiều hơn mức 75 điểm cơ bản trong năm nay. Điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với vài tuần trước, khi thị trường còn chưa chắc chắn liệu Fed có thực hiện thêm một hay hai đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng 11-12/2024.

Thị trường trái phiếu cũng đang phản ánh xu hướng này. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới 4% lần đầu tiên trong 6 tháng. Knightley cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Fed cần phải bắt đầu hành động sớm hơn.

Theo công cụ theo dõi Fed của CME, các trader đang chắc chắn 100% Fed giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 9, với 80% khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản và 20% khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đang phải đối mặt với một thách thức không nhỏ: Làm sao để đưa lạm phát về mục tiêu 2% mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đang cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại và có thể tăng vọt trong thời gian tới.

Quy tắc Sahm chỉ ra: Khi tỷ lệ thất nghiệp bình quân 3 tháng cao hơn 0.5 điểm phần trăm so với mức thấp nhất của 12 tháng thì nền kinh tế đang suy thoái.

Knightley dự báo tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 4.5% vào cuối năm nay, cao hơn nhiều so với ước tính 4% của Fed. Nếu điều này xảy ra vào tháng 9, nó sẽ kích hoạt một chỉ báo suy thoái được gọi là Quy tắc Sahm. 

Claudia Sahm, người đứng sau Quy tắc Sahm, đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Fox Business Network: "Nếu chúng ta thấy nhu cầu lao động tiếp tục suy yếu và tỷ lệ sa thải tăng lên, chúng ta đang đến rất gần vùng nguy hiểm của một cuộc suy thoái".

Vũ Hạo (Theo Business Insider)

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường trái phiếu Mỹ phát tín hiệu đáng ngại về nền kinh tế (02/08/2024)

>   Xuất hiện "vết nứt" trên thị trường việc làm Mỹ, chính sách của Fed có bị ảnh hưởng? (02/08/2024)

>   Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc? (02/08/2024)

>   NHTW Anh giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm (01/08/2024)

>   Ngân hàng Trung ương Anh có thể hạ lãi suất từ mức cao kỷ lục trong 16 năm (01/08/2024)

>   Singapore thành lập liên minh thị trường carbon (01/08/2024)

>   Chủ tịch Powell: Fed có thể giảm lãi suất ngay trong cuộc họp tháng 9 (01/08/2024)

>   Fed giữ nguyên lãi suất, nhấn mạnh tiến triển về lạm phát (01/08/2024)

>   NHTW Nhật Bản tăng lãi suất lần thứ hai kể từ năm 2007, dự báo sẽ còn nâng thêm (31/07/2024)

>   Chờ đợi gì từ cuộc họp khuya nay của Fed? (31/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật