Thứ Ba, 13/08/2024 13:41

Chứng khoán Trung Quốc nhận thêm tin buồn từ MSCI

Trong một động thái đáng chú ý, MSCI, nhà cung cấp chỉ số hàng đầu thế giới, tiếp tục loại bỏ cổ phiếu Trung Quốc khỏi các chỉ số của mình. Động thái này không chỉ phản ánh tình trạng kinh tế đang suy yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mà còn báo hiệu một sự thay đổi có thể xảy ra trong cán cân đầu tư toàn cầu.

Theo thông báo mới nhất, MSCI sẽ loại bỏ 60 cổ phiếu Trung Quốc khỏi rổ MSCI China Index trong tháng này. Đây là đợt cắt giảm lớn thứ ba liên tiếp, sau 56 cổ phiếu bị loại bỏ vào tháng 5 và 66 cổ phiếu vào tháng 2 - con số cao nhất trong ít nhất 2 năm qua. Kết quả là, tỷ trọng của Trung Quốc trong rổ thị trường mới nổi MSCI Emerging Markets Indexes đã giảm xuống còn 22.33% vào cuối tháng 7.

Tỷ trọng các quốc gia trong rổ thị trường mới nổi của MSCI

Marvin Chen, Chiến lược gia tại Bloomberg Intelligence ở Hồng Kông, nhận định: "Những lần loại bỏ cổ phiếu Trung Quốc sẽ giúp san bằng sân chơi cho các nhà đầu tư thị trường mới nổi. Tỷ trọng và tác động lớn của Trung Quốc trước đây có thể được phân bổ đều hơn cho các thị trường khác như Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan”.

Việc cắt giảm này có thể gây áp lực lên thị trường chứng khoán Trung Quốc vốn đã bị tổn thương. Các quỹ theo dõi chỉ số MSCI China Index, bao gồm iShares MSCI China ETF - quỹ lớn nhất với NAV 7.9 tỷ USD, sẽ buộc phải bán những cổ phiếu bị loại bỏ.

Trong khi đó, các quỹ toàn cầu vẫn đang liên tục rút vốn khỏi Trung Quốc khi suy thoái kinh tế ngày càng sâu sắc. Với nhiều chuyên gia, các biện pháp kích thích dường như không đủ mạnh để ngăn chặn đà suy giảm. Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc có thể ghi nhận dòng vốn bị rút ròng đầu tiên kể từ năm 2016.

Ngược lại với tình hình ở Trung Quốc, MSCI đang tăng cường sự hiện diện của Ấn Độ trong các chỉ số của mình. Nhà cung cấp chỉ số này sẽ thêm 7 cổ phiếu vào chỉ số Ấn Độ, trong đó có Dixon Technologies India - nhà cung cấp của Samsung Electronics Co. Đáng chú ý, HDFC Bank được dự đoán sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng tỷ trọng, với khả năng thu hút tới 3.6 tỷ USD dòng vốn vào trong ngắn và trung hạn.

Brian Freitas, Chuyên viên phân tích tại Auckland làm việc cho Smartkarma, nhận xét: "Việc Ấn Độ vượt qua tỷ trọng của Trung Quốc có thể mất nhiều thời gian hơn do MSCI quyết định tăng tỷ trọng của HDFC Bank theo từng bước. Tuy nhiên, điều này sẽ được bù đắp một phần bởi tỷ trọng cao hơn cho một số cổ phiếu nhóm Adani”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Nhật Bản gần về lại mức trước đợt bán tháo (13/08/2024)

>   S&P 500 đi ngang chờ dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ (13/08/2024)

>   Thấy gì từ tuần biến động mạnh nhất trên Phố Wall kể từ năm 2020? (11/08/2024)

>   S&P 500 tiếp tục tăng điểm, phục hồi gần như hoàn toàn từ đợt bán tháo đầu tuần (10/08/2024)

>   Bê bối thao túng cổ phiếu K-pop: Người sáng lập đế chế internet Hàn Quốc bị truy tố (09/08/2024)

>   S&P 500 chứng kiến phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022 (09/08/2024)

>   Dow Jones tăng vọt 500 điểm (08/08/2024)

>   Carry trade vẫn là mối đe dọa với thị trường chứng khoán toàn cầu? (08/08/2024)

>   Warren Buffett nắm giữ trái phiếu kho bạc còn nhiều hơn Fed (08/08/2024)

>   Phố Wall lại giảm khi nỗ lực phục hồi thất bại (08/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật