Thứ Ba, 13/08/2024 14:19

Bị 4/5 Shark từ chối, startup bán bánh tráng Bình Định vẫn không "chốt deal" 15 tỷ đồng của Shark Thái

Khi 4/5 "cá mập" đã lắc đầu, Shark Thái đề xuất với IPP Sachi, startup bán các sản phẩm bánh tráng làm từ lúa gạo Bình Định, đầu tư 5 tỷ đồng đổi lấy 10% cổ phần và 10 tỷ đồng còn lại là vốn vay trong thời hạn 1-2 năm. Tuy nhiên, startup vẫn từ chối shark Thái khiến thương vụ không thành công.

Xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 3, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc IPP Sachi Nguyễn Hữu Vinh cùng nữ cổ đông Trần Nhật Vi đã chia sẻ về món đặc sản bánh tráng Bình Định mang thương hiệu Sachi.

Nhà sáng lập IPP Sachi và cổ đông

Nguyễn Hữu Vinh cho biết năm 2017 anh trở về quê Bình Định lập nghiệp với sản phẩm bánh tráng của gia đình. Quyết tâm xây dựng thương hiệu bánh tráng gắn liền với cây lúa và cây dừa, nhà sáng lập IPP Sachi đã xây dựng nhà máy 20,000 m2 với đầy đủ tiêu chuẩn có thể đáp ứng được xuất khẩu.

Không chỉ có sản phẩm tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc, IPP Sachi đã có đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, Canada và Đài Loan, có mặt tại các nhà hàng ở 7 tỉnh miền Trung.

Năm 2023, IPP Sachi đạt doanh số 24 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2024 đạt 50 tỷ đồng, năm 2025 là 70 tỷ đồng và đến năm 2029 dự kiến 250 tỷ đồng. Hiện, startup này đang định giá nhà máy là 50 tỷ đồng, gấp gần 3 lần giá sổ sách. EBITDA đạt 3.3 tỷ đồng/năm.

Đến với Shark Tank Việt Nam mùa 7, IPP Sachi kêu gọi vốn 10 tỷ đồng cho 10% cổ phần.

Các sản phẩm hiện có của startup này gồm bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng và một số loại snack mang thương hiệu Sachi

Kiểm tra trang web của startup, Shark Minh Beta thắc mắc cách startup quản lý chuỗi cung ứng khi nhiều sản phẩm hết hàng trên website. "Khi khách hàng họ vào trang web chính của mình mà họ thấy 40-50% mặt hàng đang hết hàng thì có vẻ là chúng ta đang gặp khó khăn trong việc đó đúng không?".

Nguyễn Hữu Vinh giải thích chiến lược của IPP Sachi là để các nhà phân phối, các đối tác bán hàng online quảng cáo hình ảnh sản phẩm nhằm tạo lợi nhuận cho hệ thống phân phối, Shark Minh Beta tiếp tục đặt vấn đề rằng mục đích khác của website là giới thiệu sản phẩm đến người quan tâm phân phối.

Đáp lại, nữ cổ đông IPP Sachi Trần Nhật Vi cho biết bán hàng chủ yếu trên kênh MT (bán hàng hiện đại) và GT (bán hàng truyền thống), bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử chỉ chiếm khoảng 5% doanh số và chưa đầu tư nhân lực. Startup có hệ thống nhà phân phối ở miền Trung, chiếm 60% doanh thu.

Các Shark thử sản phẩm bánh tráng Sachi

Shark Hưng phân tích rằng startup đang chưa định vị rõ ràng mình là ai trong chuỗi giá trị, là làm thương hiệu hay sản xuất. "Tôi nghĩ rất khó để có được một sự phát triển đột phá vì chúng ta không rõ nét, chúng ta làm chiến lược gai mít, đâu cũng là mũi nhọn cả", Shark Hưng nhận định và từ chối đầu tư.

Shark Minh Beta nhận định sản phẩm của startup ngon, có tính địa phương nhưng dễ bị cạnh tranh nên vị "cá mập" này là người tiếp theo từ chối thương vụ.

Shark Bình cũng từ chối đầu tư bởi thế mạnh cốt lõi của ông là D2C (bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng). Shark Phi Vân cho rằng startup nên tập trung vào bán hàng, nhất là bán hàng D2C bởi đây là kênh đang rất có nhiều tiềm năng. "Thực ra các bạn chỉ cần xây dựng năng lực cốt lõi về sale và marketing tốt hơn là các bạn hoàn toàn có thể phát triển rất tốt tại thị trường Việt Nam trước khi nói đến câu chuyện xuất khẩu", shark Phi Vân nói.

Khi 4/5 "cá mập" đã lắc đầu, Shark Thái đề nghị đầu tư 5 tỷ đổi lấy 10% cổ phần và 10 tỷ đồng còn lại là vốn vay trong thời hạn 1-2 năm nhưng sau khi bàn bạc, startup quyết định từ chối Shark Thái. Kết thúc thương vụ gọi vốn chưa thành công.

Xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 3 còn có các startup gồm: Mô hình sản xuất thời trang thể thao Riki Sport; Công nghệ đo dinh dưỡng đất Enfarm; Tương ớt lên men không qua gia nhiệt Chilica.

Riki Sport gọi vốn 15 tỷ đồng cho 10% cổ phần. Shark Bình hoàn toàn tâm đầu ý hợp nên sửa deal thành 15 tỷ đồng cho 15% cổ phần kèm yêu cầu startup dành 1/3 tâm sức để phát triển kênh D2C nên Riki Sport chốt nhận deal từ Shark Bình.

Enfarm thuyết phục các Shark đầu tư 5 tỷ đồng cho 5% vốn. Shark Bình nhận xét startup lên Shark Tank hơi sớm, chưa có nhiều số liệu kinh doanh thuyết phục nên ông từ chối đầu tư. Shark Minh Beta cũng từ chối khi doanh số của startup còn ít, chưa chứng minh được hiệu quả.

Còn Chilica gọi vốn 500,000 USD cho 5% cổ phần. Sau quá trình thương lượng, 3/5 "cá mập" từ chối thương vụ. Còn Shark Bình và Shark Hưng bị startup từ chối vì trả giá "chưa đúng với kỳ vọng".

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Từ thần đồng toán học đến tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Hành trình của Colin Huang và đế chế Pinduoduo (09/08/2024)

>   Cựu phó tổng giám đốc Mường Thanh Trương Xuân Danh bị bắt về tội đánh bạc (09/08/2024)

>   Shark Tam Asanzo bị khởi tố: Đằng sau chiếc tivi giá rẻ không đối thủ, đầy tai tiếng (09/08/2024)

>   Startup đồ chơi giáo dục trẻ em khiến ba "cá mập" tranh giành, từ chối vé vàng 5 tỷ đồng của Shark Bình (06/08/2024)

>   Ông Trump mất 900 triệu USD kể từ khi bà Harris tranh cử vào Nhà Trắng (02/08/2024)

>   Shark Bình - Phi Vân bắt tay chốt deal đầu tiên với startup mì Ramen, tuyên bố ký nhượng quyền master tới 1 triệu USD/hợp đồng (30/07/2024)

>   Số phận du thuyền và xe sang của Trịnh Văn Quyết giờ ra sao? (27/07/2024)

>   Tỷ phú công nghệ đồng loạt mất vài chục tỷ USD, thế giới thay đổi gì? (26/07/2024)

>   Từng cán mốc doanh thu trăm tỷ, thương hiệu thời trang nhanh CATSA bất ngờ tuyên bố đóng toàn bộ cửa hàng (25/07/2024)

>   'Trợ thủ' của Trịnh Văn Quyết vẫn biệt tăm, là đại gia từng gây chú ý (23/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật