Thứ Năm, 08/08/2024 10:42

Bạo loạn đe dọa ngành may mặc Bangladesh, các nhà máy đóng cửa vô thời hạn

Trong bối cảnh bạo lực lan rộng, ngành công nghiệp may mặc Bangladesh - trụ cột kinh tế của quốc gia này - đang chìm trong khủng hoảng sâu sắc. Ngày 05/08, Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh (BGMEA) đã yêu cầu tất cả chủ nhà máy đóng cửa các cơ sở sản xuất cho đến khi có thông báo mới.

Thông tin này đã được ông Md Ashikur Rahman Tuhin, Giám đốc của BGMEA chia sẻ qua tin nhắn WhatsApp gửi tới các thành viên thuộc BGMEA.

Đòn giáng với nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 thế giới

Đòn giáng này xảy ra vào đúng thời điểm mùa cao điểm cho các lô hàng Giáng sinh và đặt đơn hàng cho mùa xuân hè năm sau. Bangladesh, nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Liên minh Châu Âu, đã xuất khẩu 38.4 tỷ USD hàng may mặc trong năm 2023, chiếm 83% tổng thu nhập xuất khẩu của cả nước.

Hàng may mặc của Bangladesh được xuất đi đâu?

Chỉ cách đây hai tuần, ngành này đã phải chịu đựng 4 ngày đóng cửa trong đợt bạo loạn đầu tiên. Và còn tồi tệ hơn, cuộc khủng hoảng giữa tháng 7 còn kèm theo việc bị mất internet, khiến các nhà xuất khẩu không thể liên lạc với đối tác kinh doanh nước ngoài.

Các nhà xuất khẩu lo ngại thiệt hại sẽ chồng chất lên những khó khăn đã tích tụ trong hai năm qua: Hậu quả của đại dịch COVID-19, cuộc chiến Nga-Ukraine, lạm phát phi mã ở phương Tây, khủng hoảng Biển Đỏ và bất ổn lao động trong nước.

Trong đợt bạo loạn ngày 04/08, hơn 400 nhà máy may mặc ở các khu vực Narayanganj, Narayanganj BSCIC và Fatullah đã phải đóng cửa dù đã vận hành được một lúc trong buổi sáng.

Ông Mohammad Hatem, Phó Chủ tịch điều hành Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu Hàng dệt kim Bangladesh (BKMEA), cho biết một số nhà máy ở Rupganj và Araihazar vẫn cố gắng duy trì hoạt động, nhưng tình hình rất căng thẳng. Ông thêm rằng các nhà máy ở Ashulia, Savar, Maona, Tongi và Chattogram cũng phải đóng cửa sau khi các cuộc biểu tình của sinh viên bắt đầu và một số nhà máy bị phá hoại.

Nỗi lo sợ lan rộng trong ngành khi ít nhất 6 nhà máy may mặc đã bị phá hoại ở khu vực Narayanganj BSCIC và vùng lân cận.

Cuộc khủng hoảng đang đe dọa gây ra những hậu quả lâu dài cho ngành công nghiệp may mặc Bangladesh. Ông Arshad Jamal Dipu, Phó Chủ tịch BGMEA, bày tỏ lo ngại đây là thời điểm quan trọng để gia hạn giấy phép của các nhà máy may mặc định hướng xuất khẩu. Ông cho biết đã có 7 nhà máy phàn nàn với tôi rằng họ không thể gia hạn giấy phép do cuộc khủng hoảng hiện tại.

Hơn nữa, các chủ doanh nghiệp còn gặp rắc rối trong khâu nhập khẩu nguyên liệu thô. Ông Md Towhidur Rahman, chủ tịch Liên đoàn Công nhân May mặc Bangladesh, xác nhậ rằng tất cả các nhà máy may mặc ở khu vực Kaliakoir đã bị đóng cửa. Các chủ sở hữu đang cố gắng bảo vệ nhà máy và tài sản của họ trong bối cảnh bất ổn leo thang.

Cuộc khủng hoảng này đến vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với ngành may mặc Bangladesh. Các tháng 7, 8 và 9 thường là mùa cao điểm cho cả việc vận chuyển hàng hóa Giáng sinh và đặt đơn hàng cho mùa xuân hè năm sau.

Tác động của cuộc khủng hoảng này vượt xa biên giới Bangladesh. Các công ty may mặc toàn cầu, từ H&M đến Zara, đang theo dõi tình hình với sự lo lắng khi họ chuẩn bị bước vào mùa lễ hội quan trọng.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

FILI

Các tin tức khác

>   Maersk: Nhu cầu vận tải biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (08/08/2024)

>   Vàng thế giới tăng nhẹ nhờ kỳ vọng hạ lãi suất Mỹ (08/08/2024)

>   Dầu WTI tăng hơn 2%, phục hồi từ mức đáy 6 tháng (08/08/2024)

>   Nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận giữa 2 "ông trùm" công nghệ Mỹ Apple và Google (07/08/2024)

>   Fed: Các hộ gia đình Mỹ đang nợ thẻ tín dụng cao kỷ lục (07/08/2024)

>   Fed giảm lãi suất có làm trầm trọng thêm rủi ro từ giao dịch carry trade? (07/08/2024)

>   Quan chức BoJ nói không vội vàng nâng lãi suất, đồng Yên lập tức giảm mạnh (07/08/2024)

>   Vàng thế giới giảm khi đồng USD, lợi suất trái phiếu tăng (07/08/2024)

>   Dầu WTI tăng khi chứng khoán Mỹ khởi sắc (07/08/2024)

>   Vàng thế giới giảm hơn 1%, cũng rơi vào vòng xoáy bán tháo toàn cầu (06/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật