Thứ Bảy, 13/07/2024 14:50

Công ty chứng khoán cảnh báo những đầu số điện thoại có dấu hiệu lừa đảo

Một số ngân hàng, công ty chứng khoán khuyến cáo nhà đầu tư cảnh giác các cuộc gọi từ các đầu số lạ như 028888xxxxx/029999xxxxx/028899xxxxx/029988xxxxx/… và các số di động nặc danh.

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) vừa gửi cảnh báo đến khách hàng về những chiêu trò lừa đảo mới của các đối tượng xấu. Theo Vietcombank, thời gian qua cơ quan chức năng liên tục thông tin về thủ đoạn lừa đảo người dân cài đặt ứng dụng giả mạo chứa mã độc (app giả mạo) trên điện thoại. Một số app giả mạo được ghi nhận như dịch vụ công, VneID, cơ quan thuế, cơ quan công an…

Thủ đoạn phổ biến là đối tượng liên hệ, dẫn dụ khách hàng với một số kịch bản phổ biến như thông tin định danh trên hệ thống không đồng bộ; quá hạn làm sổ hộ khẩu điện tử; hỗ trợ định danh VNeID mức độ 2…

Những thủ đoạn này không mới nhưng vẫn có rất nhiều người bị lừa và truy cập vào đường link giả mạo theo lời kẻ gian. Kết quả là mã độc trong những đường link này sẽ đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người dùng.

Công ty chứng khoán cảnh báo những đầu số điện thoại có dấu hiệu lừa đảo- Ảnh 1.

Ngân hàng cảnh báo người dùng cẩn trọng, tránh cài đặt ứng dụng giả mạo và bị đánh cắp thông tin

Vietcombank chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết app giả mạo như ứng dụng không được cài đặt trên chợ ứng dụng (Google Play – Android) hoặc (App Store - iOS) mà thông qua đường link do đối tượng lừa đảo hướng dẫn; app giả mạo không thao tác được trên màn hình hoặc màn hình bị đen hoặc treo; điện thoại của người dùng chạy chậm, nóng, nhanh hết pin sau khi cài ứng dụng; ứng dụng tự động bật ngay cả khi không sử dụng.

Trong khi đó, công ty chứng khoán MB (MBS) cảnh báo các nhà đầu tư về việc có nhóm đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi giả danh thương hiệu MBS, mạo danh ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên công ty MBS để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn lừa đảo là giả mạo thương hiệu MBS, lôi kéo nạn nhân đầu tư trên app giả mạo, nạn nhân sập bẫy và bị chiếm đoạt tài sản. Để tăng tính thuyết phục, nhận được sự tin tưởng từ nạn nhân, đối tượng mạo danh thường sử dụng trái phép nhiều thông tin của MBS nhằm phục vụ mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, như: mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng/tư vấn chứng khoán của MBS để gọi điện giới thiệu, mời chào Khách hàng tham gia các nhóm Zalo/ Telegram và tham khảo "tư vấn" từ các chuyên gia hàng đầu của MBS.

"Đối tượng mạo danh lập nhiều nick ảo, đồng thời sử dụng hình ảnh, tên tuổi, kinh nghiệm làm việc, tiểu sử của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp cao MBS để xưng "thầy", "chuyên gia tư vấn" và đưa ra các khuyến nghị cho nạn nhân.

Đây là các thông tin kẻ gian dễ dàng thu thập trên các bài phỏng vấn, sự kiện của MBS hoặc website/fanpage chính thống của MBS và sử dụng trái phép nhằm mục đích lừa đảo nạn nhân" - công ty này thông tin và khuyến nghị nhà đầu tư cẩn trọng.

Bởi các "thầy", "chuyên gia" giả mạo này sẵn sàng nhắn tin riêng cho nạn nhân để thuyết phục tham gia đầu tư chứng khoán hoặc đầu tư khác. Khi được hỏi kỹ về chuyên môn/vị trí làm việc thì kẻ mạo danh thường không trả lời hoặc trả lời chung chung né tránh câu hỏi hay phủ nhận đang làm việc cho MBS mà chỉ là Chuyên gia tư vấn liên kết với nhiều côngty để tư vấn chứng khoán,…

Công ty chứng khoán này cũng khuyến cáo nhà đầu tư cảnh giác các cuộc gọi từ các đầu số lạ như 028888xxxxx/029999xxxxx/028899xxxxx/029988xxxxx/… và các số di động nặc danh.

Làm gì khi lỡ cài app giả mạo?

Để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, ngân hàng cảnh báo là người dùng cần cảnh giác khi nhận được cuộc gọi từ cơ quan chức năng yêu cầu cài đặt app. Thực hiện ngay việc reset (khôi phục cài đặt gốc) đối với điện thoại ngay khi phát hiện các dấu hiệu lạ như màn hình điện thoại màu đen, có thông báo ứng dụng đòi quyền truy cập, xuất hiện app lạ trên điện thoại, máy chạy chậm, nóng, nhanh hết pin…

Thái Phương

Người lao động

Các tin tức khác

>   Tín dụng tăng nhanh chưa đủ, cần tăng đúng (13/07/2024)

>   Tá hỏa vì không vay vốn cũng bị "khủng bố" đòi nợ (12/07/2024)

>   Đâu là yếu tố giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống? (12/07/2024)

>   Xử lý nợ xấu – Từ VAMC đến tái cơ cấu (12/07/2024)

>   VNBA: Áp dụng chữ ký số sẽ làm gia tăng chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng (12/07/2024)

>   OCB tung gói lãi suất chỉ từ 5.5%/năm dành cho doanh nghiệp  (12/07/2024)

>   Sáu tháng đầu năm, tín dụng TPHCM tăng trưởng 4% (11/07/2024)

>   SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: “Giả mạo hỗ trợ” đăng ký xác thực sinh trắc học (11/07/2024)

>   Tín dụng tăng tốc – Nhà băng tìm cách cân đối vốn và kiềm giữ lãi suất (11/07/2024)

>   Lượng người sử dụng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh (11/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật