Thứ Hai, 22/07/2024 11:02

Cần có dự án dài hạn nhằm nội địa hóa các doanh nghiệp FDI

Để các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc đầu tư lâu dài tại Việt Nam, cần phải có các chính sách ưu đãi khác biệt cho từng thị trường. Quan trọng nhất, Việt Nam cần có những dự án dài hạn nhằm nội địa hóa các doanh nghiệp FDI và thay thế dần bằng các doanh nghiệp trong nước.

Tăng trưởng GDP Việt Nam khoảng 6% nhờ đầu tư công và du lịch phát triển

Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế toàn cầu được dự báo ​​sẽ hồi phục tốt nhờ lạm phát giảm và tiêu dùng cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ. IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 3.2%, tăng 0.1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1. Tuy nhiên, do những rủi ro về địa chính trị và lãi suất cao, ​mức tăng trưởng được dự báo sẽ dưới mức trung bình các năm trước là 3.8%. Việt Nam được chuyển từ nhóm “Các nước đang phát triển có thu nhập thấp (LIDCs)” hiện tại sang nhóm “Các nền kinh tế mới nổi với thu nhập trung bình (EMMIEs)”.

 

Mặc dù sản xuất và thương mại của Việt Nam được cải thiện nhờ sự hồi phục về nhu cầu toàn cầu, nhưng lãi suất cao kéo dài và nhu cầu suy giảm do suy thoái kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ làm hạn chế đà hồi phục. Tuy nhiên, mức tăng trưởng dự kiến ​​sẽ ở khoảng mức 6% do đẩy mạnh đầu tư công và sự phát triển trong ngành du lịch.

Nhờ khuyến khích thúc đẩy chi tiêu đầu tư công nên tỷ lệ thực hiện đã có sự cải thiện so với năm trước, kỳ vọng kích thích phát triển kinh tế ví dụ tăng số lượng việc làm trong nền kinh tế.

Ông Pyon Young Hwan – Giám đốc phụ trách mảng Giao dịch ngoại hối và phái sinh Ngân hàng Shinhan Việt Nam

Ông Pyon Young Hwan – Giám đốc phụ trách mảng Giao dịch ngoại hối và phái sinh Ngân hàng Shinhan Việt Nam đánh giá, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6-6.5% dựa trên sự phục hồi của xuất khẩu và nhu cầu trong nước.

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng từ 3.1-3.2%, sản xuất và xuất khẩu tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu phục hồi. Số lượng khách du lịch nước ngoài trong nửa đầu năm đã tăng so với thời điểm trước COVID-19 cũng là dấu hiệu tích cực.

Ngoài du lịch, thị trường lao động phục hồi khi ngành sản xuất khôi phục cũng như khả năng tiêu dùng tăng cao khi mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng từ tháng 7 cũng là những tác động tích cực đối với thị trường trong nước.

Thêm vào đó, động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng chính là đầu tư FDI sẽ tiếp tục gia tăng.

Với việc tăng cường hợp tác quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Trung Quốc, những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, sức hút FDI vào Việt Nam dự kiến ​​sẽ còn tăng thêm.

Tuy nhiên, nếu ông Trump tái đắc cử sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Việt Nam có thể sẽ chịu tổn thất nếu như Mỹ thắt chặt chính sách bảo hộ thương mại.

Mặt khác, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi với đầu tư FDI khi Việt Nam là điểm đến hàng đầu trong Chiến lược Trung Quốc+1.

Vẫn còn thách thức từ bên ngoài

Nửa cuối năm 2024, các yếu tố có thể hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng như vốn FDI, đầu tư công hay tăng trưởng bán lẻ. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức sẽ phải đối mặt. Ông Pyon Young Hwan cho biết, có 2 thách thức bên ngoài đã được dự đoán trước.

Đầu tiên, nếu ông Trump tái đắc cử sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, khả năng cao kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giảm. Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thặng dư thương mại lớn, việc bị áp dụng các chính sách thuế quan cũng có thể làm ảnh hưởng tới đồng Việt Nam, dẫn tới khả năng bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ.

Thứ hai, Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút dòng vốn FDI. Dự kiến trong tương lai, ​​dòng vốn FDI của Ấn Độ có thể sẽ phục hồi dẫn tới khả năng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ giảm. Vì vậy, Việt Nam cần giám sát chặt chẽ chính sách về thu hút dòng vốn FDI của Ấn Độ.

Cần có dự án dài hạn nhằm nội địa hóa các doanh nghiệp FDI

FDI là một trong những yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và 2025. Với việc thu hút vốn ngoại, Việt Nam được đánh giá là thị trường linh hoạt, phù hợp với doanh nghiệp FDI.

Các tổ chức tài chính từ các quốc gia lớn cùng đầu tư vào Việt Nam, tạo nên một cấu trúc thị trường có thể hỗ trợ các dịch vụ tài chính. Đối với các công ty FDI, khả năng đánh giá các dịch vụ tài chính tại Việt Nam là một trong những tiêu chí quyết định hàng đầu cho việc gia nhập vào thị trường.

Hiện nay, các ngân hàng trong nước của Việt Nam cũng đang cải thiện cơ cấu, thành lập các bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp FDI (Korean desk hay Japanese desk) đem tới các giải pháp toàn diện và sự chăm sóc tận tinh cùng các dịch vụ như cho vay vốn lưu động, tài trợ thương mại hay các dịch vụ ngoại hối…

Bằng cách thu hút các nhà đầu tư và cụm công nghiệp từ Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, Việt Nam cũng đang cải thiện sự thuận tiện và tốc độ gia nhập của các công ty FDI.

Bên cạnh đó, còn một số bất lợi, về lâu dài, khi cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu ngày càng gay gắt, Việt Nam cũng cần tránh sự phụ thuộc đầu tư vào một số quốc gia nhất định.

Tỷ trọng đầu tư của 6 nước lớn nhất (Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc) vượt quá 80%. Khi sự cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, cần phải phân cấp và có những ưu đãi khác biệt cho mỗi quốc gia.

Gần đây, số lượng đầu tư FDI của Trung Quốc/Hồng Kông/Đài Loan ngày càng tăng do tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, nhưng lượng đầu tư chưa lớn và doanh thu của các công ty FDI cũng không quá cao. Do đó, Việt Nam cần tập trung khai thác khía cạnh này.

Đường lối ngoại giao cây tre cũng cần phải dẫn đến thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam.

Để các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc đầu tư lâu dài tại Việt Nam, cần phải có các chính sách ưu đãi khác biệt cho từng thị trường. Và Việt Nam cần triển khai hoạt động bán hàng bên ngoài mạnh mẽ hơn, nhất quán hơn.

Quan trọng nhất, Việt Nam cần có những dự án dài hạn nhằm nội địa hóa các doanh nghiệp FDI và thay thế dần bằng các doanh nghiệp trong nước.

Một vấn đề không kém phần quan trọng, thiếu hụt nguồn cung ứng điện năng là một thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong việc thu hút FDI. Ước tính, Việt Nam đã thiệt hại 1.4 tỷ USD gây ra bởi các đợt mất điện tháng 5 và 6 năm 2023. Điện là nền tảng để thu hút FDI và là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất. Dự án đường dây điện mạch 3 giúp thực hiện truyền tải điện liên miền ra miền Bắc, tăng khả năng cung ứng điện được kỳ vọng sẽ giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư FDI.

Ngoài ra, các cuộc thảo luận về năng lượng hạt nhân đã bị tạm dừng do vấn đề an toàn, tuy nhiên, dự kiến Việt Nam ​​sẽ sớm tiến hành đàm phán với các quốc gia nắm giữ công nghệ về hạt nhân như Hàn Quốc và Nga.

Do nhu cầu điện cao, kế hoạch giảm sản lượng điện than sẽ bị trì hoãn, công suất phát điện than dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng. Song, tỷ trọng năng lượng mới và tái tạo để trung hòa carbon dự kiến ​​cũng sẽ tiếp tục tăng.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ GTVT yêu cầu các hãng hàng không nêu rõ phương án cần hỗ trợ thiếu tàu bay (22/07/2024)

>   Ngày mai, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà (21/07/2024)

>   Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (20/07/2024)

>   Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (20/07/2024)

>   Thông báo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (20/07/2024)

>   Thông báo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (20/07/2024)

>   Phụ tải điện toàn quốc tiếp tục ở mức cao, huy động linh hoạt các nguồn điện (20/07/2024)

>   Khởi công xây dựng nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên của TP.HCM (20/07/2024)

>   Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025 (20/07/2024)

>   Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu lập sàn giao dịch xăng dầu (19/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật