Thứ Sáu, 28/06/2024 19:47

Tin vui của Fed: Thước đo lạm phát yêu thích tăng yếu nhất trong hơn 3 năm

Trong tháng 5/2024, PCE lõi, thước đo lạm phát yêu thích của Fed, vừa ghi nhận mức tăng yếu nhất trong hơn 3 năm. Điều này sẽ củng cố khả năng Fed giảm lãi suất vào tháng 9/2024.

So với tháng trước, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi) - loại trừ năng lượng và thực phẩm - tăng 0.1%. Còn nếu so với cùng kỳ, PCE lõi tăng 2.6%, thấp hơn mức 2.8% của tháng 4 và là mức tăng yếu nhất kể từ tháng 3/2021. Cả hai con số PCE lõi đều khớp với dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Nếu bao gồm cả năng lượng và thực phẩm, PCE tổng thể đi ngang so với tháng trước và tăng 2.6% so với cùng kỳ. Cả hai cũng khớp với dự báo.

Bên cạnh số liệu lạm phát, báo cáo của Cục Phân tích Kinh tế cho thấy thu nhập cá nhân tăng 0.5% so với tháng trước, trong khi các chuyên gia dự báo tăng 0.4%. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng tăng 0.2%, yếu hơn dự báo tăng 0.3% của các chuyên gia kinh tế.

Trong tháng vừa qua, giá cả được kiềm chế nhờ mức giảm 0.4% của giá hàng hóa và giảm 2.1% của giá năng lượng. Điều này đã bù đắp cho mức tăng 0.2% của giá dịch vụ và tăng 0.1% của giá thực phẩm.

Tuy nhiên, giá nhà ở vẫn tiếp tục tăng 0.4% trong tháng 5 và đánh dấu 4 tháng tăng liên tiếp. Chi phí liên quan đến nhà ở đã trở nên khó kiểm soát hơn dự đoán của các quan chức Fed, làm gián đoạn kế hoạch giảm lãi suất của họ trong năm nay.

Các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã tăng nhẹ sau khi báo cáo PCE được công bố. Các trader đã phải điều chỉnh lại kỳ vọng về lãi suất của Fed trong năm nay. Ban đầu, họ dự đoán ít nhất 6 lần cắt giảm lãi suất, nhưng hiện tại chỉ còn hai lần, bắt đầu từ tháng 9.

"Số liệu PCE khớp dự báo có thể giúp Fed thở phào nhẹ nhõm", Seema Shah, Chiến lược gia toàn cầu của Principal Asset Management cho biết. "Tuy nhiên, lộ trình chính sách vẫn chưa chắc chắn. Việc lạm phát tiếp tục hạ nhiệt và thị trường lao động suy yếu sẽ là yếu tố cần thiết để Fed giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 9/2024".

Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022, sau khi lạm phát tăng vọt vì các yếu tố liên quan tới COVID-19. Đến nay, lãi suất chuẩn của Fed đã lên 5.25%-5.5%, mức cao nhất trong khoảng 23 năm.

Các dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy nền kinh tế vẫn mạnh bất chấp động thái thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Fed. GDP tăng 1.4% trong quý đầu tiên và dự kiến tăng 2.7% trong quý 2, theo Fed Atlanta.

Thị trường lao động cũng bắt đầu có một số dấu hiệu yếu đi, với số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2021. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 4%.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Biden gây thất vọng, Đảng Dân chủ lo lắng (28/06/2024)

>   IMF: Fed nên giữ nguyên lãi suất đến cuối năm (28/06/2024)

>   Một loạt thương vụ sáp nhập đáng chú ý trên thế giới (28/06/2024)

>   Trump và Biden đối đầu: Ai chịu trách nhiệm về lạm phát? (28/06/2024)

>   CNN: Ông Trump thắng thế trong cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên (28/06/2024)

>   IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6% (28/06/2024)

>   Tình trạng tắc nghẽn vận chuyển hàng hóa đường biển lan rộng sang châu Á (27/06/2024)

>   Đặt cược 100 tỷ USD vào sự hồi phục của Trung Quốc, nhiều công ty toàn cầu nhận trái đắng (26/06/2024)

>   Nếu ông Trump tái đắc cử, lạm phát sẽ tăng trở lại? (26/06/2024)

>   Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hồi phục tốt hơn dự kiến (25/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật