Thứ Sáu, 28/06/2024 13:53

Trump và Biden đối đầu: Ai chịu trách nhiệm về lạm phát?

Trong cuộc đối đầu căng thẳng diễn ra vào ngày 28/06, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump đã không ngừng tranh cãi về thành tích kinh tế của bản thân. Cả hai đều đổ lỗi cho đối phương về tình trạng lạm phát cao hiện tại, cho rằng họ có giải pháp tốt nhất để giảm lạm phát.

Thực tế, người dân Mỹ đang phải trả giá cao hơn cho các hàng hóa cơ bản, từ cửa hàng tạp hóa đến trạm xăng. Điều này khiến sự gia tăng lạm phát trở thành một trong những vấn đề then chốt nhất trong cuộc đối đầu giữa ông Trump và ông Biden.

Cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên giữa ông Joe Biden (bên phải) và ông Donald Trump

Góc nhìn kinh tế của ông Biden

Dù nền kinh tế đã hoạt động tốt dưới thời Biden, vị Tổng thống đương nhiệm vẫn gặp khó thuyết phục người tiêu dùng rằng kế hoạch “Bidenomics” của ông đang phát huy hiệu quả. Các cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng tập trung nhiều hơn vào việc giá cả đã tăng bao nhiêu trong 3 năm qua hơn là sự hạ nhiệt của lạm phát trong thời gian gần đây.

"Lạm phát tham lam" (Greedflation) là thuật ngữ tóm tắt cho lập luận này, ghép từ "greed" (tham lam) và "inflation" (lạm phát). Greedflation xảy ra khi doanh nghiệp tìm cách tăng giá và tạo ra lạm phát để tăng lợi nhuận.

Shrinkflation là việc các doanh nghiệp giữ nguyên giá, nhưng thu nhỏ kích thước hoặc khối lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi là giảm chất lượng sản phẩm.

Ông Biden tự xem mình là người bảo vệ tầng lớp trung lưu và công nhân, nhắc lại thời thơ ấu ở Scranton, Pennsylvania. Ông đề cao nỗ lực của chính quyền trong việc kiểm soát "lạm phát tham lam" (greedflation) và "lạm phát co hẹp" (shrinkflation), kiểm soát giá thuốc kê đơn, phí thấu chi ngân hàng và thẻ tín dụng, và loại bỏ các "khoản phí ẩn".

Tuy nhiên, giá cả đã tăng đáng kể trong năm đầu tiên ông Biden nhậm chức. Biden cho rằng Trump đã để lại một nền kinh tế suy sụp khi ông nhậm chức, mặc dù nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi từ đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2021. Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách của cả Trump và Biden đều có khả năng đã góp phần vào lạm phát.

“Đến khi ông ấy rời đi, mọi thứ đã rơi vào hỗn loạn. Thực sự hỗn loạn", Biden nói.

Ông cũng đề cập đến giá nhà ở, hứa sẽ xây dựng 2 triệu đơn vị nhà mới và giới hạn tiền thuê nhà. Dù tỷ lệ thất nghiệp thấp và thị trường chứng khoán đạt mức cao kỷ lục, nhưng Biden vẫn không được ghi nhận về sự cải thiện của nền kinh tế.

Kế hoạch kinh tế của Trump

Trong khi đó, Trump đổ lỗi cho Biden gây ra lạm phát dai dẳng và lãi suất tăng cao. Vị cựu Tổng thống Mỹ cam kết chấm dứt “cơn ác mộng lạm phát của Biden". Ông cũng gợi nhớ lại thời kỳ kinh tế ổn định tương đối khi mới nhậm chức vào năm 2017, một giai đoạn ông kế thừa từ chính quyền Obama.

Theo Trump, “mọi thứ đang diễn ra rất tốt” cho đến khi cách xử lý của Biden đối với cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra lạm phát. Ông cũng bảo vệ động thái cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn và những người có thu nhập cao, cho rằng đây là động lực lớn nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn trước COVID-19.

Moody’s Analytics dự đoán lạm phát sẽ tăng tốc trở lại nếu Trump thắng cử. Theo nghiên cứu của họ, kế hoạch kinh tế của Trump sẽ gây ra suy thoái vào giữa năm 2025, với lạm phát tăng lên 3.3% so với dự báo 2.4% nếu Biden thắng cử.

Dù vậy, các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ vẫn tin tưởng Đảng Cộng hòa hơn trong việc xử lý kinh tế và lạm phát. Theo cuộc khảo sát của ABC News và Ipsos vào cuối tháng 4, khoảng 46% người tham gia khảo sát tin tưởng Trump về vấn đề kinh tế so với 32% cho Biden.

So sánh kế hoạch kinh tế của Trump và Biden

Hàng rào thuế quan: Cả hai ứng cử viên đều kêu gọi tăng thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng Trump đề xuất mức thuế cao hơn đáng kể. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng chiến lược của Trump có thể làm tăng lạm phát và gây hại cho nền kinh tế. Trong khi đó, Biden cho biết sẽ tiếp tục áp thuế có mục tiêu đối với một số ngành, giống như ông đã làm khi áp thuế lên xe điện và chip của Trung Quốc.

Thuế: Biden chỉ trích việc cắt giảm thuế năm 2017 của Trump, cho rằng điều này chỉ có lợi cho các tập đoàn và người giàu. Biden đề xuất tăng thuế cho các tập đoàn và người giàu, đồng thời duy trì mức thuế thấp cho những người có thu nhập dưới 400,000 USD mỗi năm.

Lãi suất: Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Trump không ngần ngại gây áp lực lên Fed và kêu gọi họ cắt giảm lãi suất xuống mức 0. Trong khi đó, chính quyền Biden nhấn mạnh sự độc lập của ngân hàng trung ương là “một yếu tố quan trọng để kiểm soát lạm phát”.

An sinh xã hội: Biden nói ông sẽ tăng giới hạn thuế để ngăn cắt giảm phúc lợi cho quỹ An sinh Xã hội. Trump bác bỏ điều này và gọi Biden là kẻ nói dối, nói rằng ông không có kế hoạch cắt giảm phúc lợi.

Tuổi tác của Biden là vấn đề lớn

Bên cạnh các vấn đề trên, tuổi tác của Biden cũng gây lo ngại cho các cử tri. Trong cuộc tranh luận đầu tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp nhiều khó khăn. Ông một số lần tỏ ra ngắc ngứ và nói vấp trong phần tranh luận của mình. Biden ho và phải hắng giọng vài lần, đây là tình trạng mà bác sĩ riêng của ông từng miêu tả là do bị "trào ngược acid".

Các nguồn tin cho biết Tổng thống Biden đã bị cảm lạnh trong những ngày gần đây. Giọng của ông có vẻ khàn trong suốt cuộc tranh luận. Điều này làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe cũng như sự minh mẫn của vị Tổng thống đương nhiệm. Biden cũng mắc lỗi ở những con số quan trọng, như số lượng việc làm mới được tạo ra dưới chính quyền của ông, giới hạn chi phí thuốc theo toa và insulin, những trụ cột chính trong chiến dịch tái tranh cử của ông.

Màn trình diễn không ổn định của vị Tổng thống đương nhiệm càng củng cố thêm cho lập luận từ phía Đảng Cộng hòa rằng, ở tuổi 81, Joe Biden là Tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử Mỹ và không đủ khả năng phục vụ thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa.

Vũ Hạo (Theo USA Today)

FILI

Các tin tức khác

>   CNN: Ông Trump thắng thế trong cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên (28/06/2024)

>   IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6% (28/06/2024)

>   Tình trạng tắc nghẽn vận chuyển hàng hóa đường biển lan rộng sang châu Á (27/06/2024)

>   Đặt cược 100 tỷ USD vào sự hồi phục của Trung Quốc, nhiều công ty toàn cầu nhận trái đắng (26/06/2024)

>   Nếu ông Trump tái đắc cử, lạm phát sẽ tăng trở lại? (26/06/2024)

>   Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hồi phục tốt hơn dự kiến (25/06/2024)

>   Trung Quốc lập quỹ giải cứu các công ty tài chính, ngăn chặn mầm mống khủng hoảng (24/06/2024)

>   Cục Dự trữ liên bang Mỹ có khả năng hạ lãi suất sớm nhất vào tháng 9 tới (24/06/2024)

>   Đức đề cao nhất trí giữa EU và Trung Quốc về thuế xe điện (23/06/2024)

>   Thái Lan bắt đầu thu thuế VAT với tất cả hàng nhập khẩu từ tháng 7 (22/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật