Thứ Năm, 13/06/2024 10:10

MBS: Giá thép xây dựng nội địa sẽ phục hồi lên mức 15 triệu đồng/tấn

Theo dự báo của chuyên gia CTCK MB (MBS), giá thép xây dựng nội địa phục hồi, tỷ giá ở mức cao và lương cơ bản tăng sẽ là các yếu tố gây ra áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm.

Lạm phát gia tăng kể từ đầu năm

Báo cáo vĩ mô tháng 6/2024 của MBS cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0.05% so với tháng trước và 4.4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá thịt lợn bật tăng do thiếu nguồn cung sau đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023 và những đợt nắng nóng xuất hiện đẩy giá điện lên cao và kéo CPI tăng.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4.03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2.7%. Diễn biến CPI đang cho thấy chiều hướng tăng kể từ đầu năm nay và đang tiến gần mức mục tiêu 4.5% Chính phủ đề ra.

Trong tháng 5, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tác động lớn nhất đến chỉ số CPI khi tăng 4.4% so với cùng kỳ, trong đó nhóm lương thực tăng 14.8%. Giá vật liệu xây dựng và nhà ở thuê là tiếp tục đóng góp vào chỉ số tăng trưởng CPI trong tháng (tăng 5.3% so với cùng kỳ) trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu tăng tác động đến giá hàng hóa nhập khẩu. Áp lực tỷ giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu và nhiên liệu, từ đó tác động đến lạm phát trong nước.

Đáng chú ý, chi phí vận tải cũng tăng 5.5% so với cùng kỳ, do giá dầu thế giới tăng (tăng 9.6% so với cùng kỳ), dẫn đến giá xăng dầu trong nước bị đẩy lên. Đồng thời, chi phí vận chuyển và giá vé máy bay tăng do nhu cầu du lịch phục hồi tác động không nhỏ đến lạm phát trong nước.

Ngoài ra, việc tăng học phí tại một số tỉnh, thành phố đẩy chỉ số nhóm giáo dục tăng cao 8.1% so với cùng kỳ; cùng nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7.4% do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh đã góp phần đẩy chỉ số giá tiêu dùng trong tháng so với cùng kỳ. Giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên liệu vật liệu đầu vào cùng với giá thuê nhà tăng cao đã đẩy chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bình quân tăng 5.5% tác động lớn đến CPI bình quân 5 tháng tăng. Chỉ số nhóm giáo dục tiếp tục tăng (tăng 8.7% so với cùng kỳ) do một số địa phương tăng học phí cũng góp phần làm CPI bình quân chung tăng.

Ngược lại, giá điện thoại thế hệ cũ giảm khiến chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 1.4% so với cùng kỳ là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI bình quân.

Áp lực lạm phát sẽ xuất hiện rõ nét từ quý 3

MBS đánh giá lạm phát gia tăng từ đầu năm sẽ tạo áp lực lớn trong quý 3. Theo đó, chuyên gia của CTCK thay đổi dự báo CPI cả năm 2024 sẽ tăng lên 4.1-4.3% - mức lạm phát này vẫn duy trì nằm trong kế hoạch đề ra của Chính phủ là 4-4.5% do cầu trong nước vẫn còn thấp. Trước đó, trong báo cáo vĩ mô tháng 2/2024, MBS dự báo CPI bình quân 2024 sẽ dao động ở mức 3.5-3.6%. 

MBS cho biết lạm phát trong nửa cuối năm sẽ chịu rủi ro bởi các yếu tố: Thứ nhất, giá thép xây dựng nội địa sẽ phục hồi lên mức 15 triệu đồng/tấn (tăng 8% so với cùng kỳ) trong năm 2024 nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam. Thứ hai, tỷ giá vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến chi phí hàng hóa nhập khẩu. Thứ ba, việc tăng lương cơ bản dự kiến được thực hiện từ ngày 01/07 có thể tác động đến lạm phát trong nước.

Ngoài ra, MBS cũng duy trì dự báo giá dầu trong năm 2024 sẽ dao động với biên độ hẹp quanh mức 85 USD/thùng khi OPEC+ quyết định duy trì cắt giảm sản lượng đến hết quý 3/2024 và kỳ vọng nhu cầu sử dụng dầu thô từ Mỹ và Trung Quốc tăng tốt hơn so với đầu năm.

Mặc dù OPEC+ đã đưa ra một số tín hiệu có thể nới lỏng nguồn cung kể từ quý 4/2024, vẫn chưa có thông báo rõ ràng từ tổ chức về việc này và nguồn cung vẫn chưa thể tăng mạnh đến hết năm nay, do đó chưa thể ảnh hưởng quá tiêu cực đến giá dầu”, chuyên gia MBS cho hay.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   SSI Research: Tận dụng vùng giá cao để bảo toàn thành quả là chiến lược phù hợp hiện tại (12/06/2024)

>   Góc nhìn 12/06: Còn cơ hội tiến lên 1,300? (11/06/2024)

>   Góc nhìn 11/06: Kiểm định ngưỡng 1,300? (10/06/2024)

>   TVS Research: VN-Index có thể đi ngang vùng 1,250-1,295 điểm trong tháng 6  (11/06/2024)

>   ABS Research đưa ra hai kịch bản cho thị trường chứng khoán trong tháng 6 (10/06/2024)

>   Có nên tích lũy LHG, ACB và GAS? (10/06/2024)

>   Cảng Đoạn Xá sắp chi gần 30 tỷ đồng cổ tức, bổ nhiệm Phó Tổng mảng nhựa đường (10/06/2024)

>   Góc nhìn tuần 10 - 14/06: Kiểm tra nguồn cung tại vùng đỉnh 1,293 điểm? (09/06/2024)

>   Đánh giá thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán và quỹ đầu tư đang chọn nhóm ngành nào? (07/06/2024)

>   VDSC: VN-Index sẽ giao dịch trong biên độ 1,250 - 1,320 điểm trong tháng 6 (08/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật