Thứ Ba, 04/06/2024 10:37

Bộ trưởng TN&MT: Ngập lụt ở các đô thị có nguyên nhân từ bê tông hóa, lấn chiếm ao hồ

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, việc bê tông hóa, lấp ao, hồ là một trong những hệ quả của quá trình đô thị hóa. Trước đây đô thị không ngập vì khi đó có nhiều ao, hồ, giúp giữ nước, tích nước, điều hòa dòng chảy khi có mưa lớn, nước chưa kịp thoát.

Sáng ngày 4/6, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đăng đàn đầu tiên, đây cũng là lần đầu ông trả lời chất vấn trước Quốc hội kể từ khi đảm nhận cương vị tư lệnh ngành tài nguyên, môi trường.

Ngập là do mất ao, hồ

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận): Trong những nguyên nhân gây ra ngập úng tại các đô thị, có nguyên nhân do mất ao, hồ, nhất là các đô thị lớn, các công trình bê tông, khu dân cư lấn chiếm ao, hồ. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng trên?

ại biểu Nguyễn Hữu Thông - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận

Trả lời về ngập úng ở đô thị, Bộ trưởng TN&MT thống nhất với ý kiến của đại biểu do trước đây quy hoạch chưa được làm bài bản, trong đó có đánh giá tác động môi trường. Chúng ta chủ yếu làm quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng, dân cư nhưng chưa tính thật sâu, thật sát đến định hướng lâu dài.

"Tại sao trước đây chúng ta không ngập", ông Đặng Quốc Khánh đặt vấn đề và giải thích trước đây có ao, hồ điều tiết, tích trữ nước. Ao, hồ còn làm cảnh quan cho đô thị. Trước đây nếu bị ngập úng thì cho chảy tràn nhưng hiện nay do quá trình phát triển đô thị, hệ thống thoát nước của đô thị khi có mưa lớn chưa đảm bảo ứng phó được. Muốn chống ngập úng phải giải quyết đồng bộ những vấn đề này, đặc biệt ở Hà Nội, TP.HCM.

"Trong các khu đô thị mới, tôi cũng muốn có nhiều ao, hồ vừa tạo cảnh quan, cũng chính là nơi tích trữ nước khi mưa lớn, và chống tràn ngập úng đô thị", Bộ trưởng TN&MT chia sẻ.

Cách nào để hồi sinh các "dòng sông chết"?

Nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) phản ánh thực trạng nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành các “dòng sông chết”.

“Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp và kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trong việc hồi sinh các “dòng sông chết”, trong đó có hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải”, bà Nga đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Liên quan đến hồi sinh dòng sông chết, Bộ trưởng cho biết, Luật Tài nguyên nước đã có nội dung này. Bộ trưởng điểm tên những dòng sông như: Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, sông Đáy... ô nhiễm nặng; còn dòng sông chết là vừa ô nhiễm vừa không có dòng chảy.

"Đúng là những dòng sông này, Bộ TN&MT, các địa phương tích cực triển khai giải pháp nhưng kết quả chưa cải tạo được bao nhiêu", Bộ trưởng thừa nhận và cho biết, bởi hầu hết KCN xả thải ra các sông này.

"Chúng ta đã kiểm soát KCN cơ bản. Tỉnh Hưng Yên còn ban hành quy chuẩn riêng về xả thải. Nhưng cụm công nghiệp và làng nghề chưa xử lý được, do nguồn lực đầu tư hệ thống thu gom, xử lý", ông Khánh cho biết.

Hà Nội xả thải vào Bắc Hưng Hải 260.000m3/ngày, vào sông Nhuệ, sông Đáy chiếm 65% toàn nước thải sinh hoạt chưa được xử lý. Hà Nội đang quy hoạch các nhà máy ở Long Biên, Gia Lâm với công suất 180.000 m3. Bộ trưởng đề nghị Hà Nội làm sớm các dự án này.

Theo Bộ trưởng, các địa phương cần chung tay thu gom, xử lý nước thải đồng bộ. Cần tạo dòng chảy, lưu thông, bởi có thời điểm kênh Bắc Hưng Hải "bị treo", nước sông Hồng không thể chảy vào.

Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo làm trạm bơm cục bộ trong mùa hạn, tuy nhiên đây không phải giải pháp căn cơ. Phải tính giải pháp căn cơ giữ được nước, chảy tự nhiên và lưu lượng lớn. Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ 1/7, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông để điều hành, điều phối các bộ ngành, địa phương.

Bộ trưởng đề nghị địa phương, tham mưu Chính phủ, đề xuất Quốc hội dành nguồn lực lớn để xử lý các dòng sông ô nhiễm.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Thêm nhà đầu tư muốn làm cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương (04/06/2024)

>   Phấn đấu thông xe 3 dự án cao tốc Bắc - Nam vào dịp 30/04/2025 (02/06/2024)

>   Ba ngân hàng hợp vốn 1.8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành (01/06/2024)

>   Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải (29/05/2024)

>   Bộ Xây dựng cho ý kiến về khu công nghiệp Phát Đạt - Dung Quất 2 (29/05/2024)

>   Dự án sân bay Long Thành: Gói thầu nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh có thể vượt tiến độ (28/05/2024)

>   Tập đoàn Sơn Hải đề xuất đầu tư cao tốc Nha Trang - Đà Lạt hơn 25 ngàn tỷ (27/05/2024)

>   Nhập huyện Lạc Dương vào TP Đà Lạt (27/05/2024)

>   Dự án mở rộng đường Âu Cơ-Nhật Tân dự kiến được hoàn thành vào quý 3 (25/05/2024)

>   Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt (24/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật