Thứ Ba, 14/05/2024 13:02

Dấu hiệu cải thiện kinh tế sau 4 tháng, làm sao giữ vững đà tăng?

Các chỉ số vừa công bố cho thấy tình hình kinh tế trong 4 tháng đầu năm đang có dấu hiệu hồi phục. Thế nhưng, cần có nhiều động thái và chính sách rõ ràng hơn để giữ vững đà tăng trong phần còn lại của năm 2024.

GDP 4 tháng đầu năm cải thiện

Quý đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đang dần cho thấy sự phục hồi với mức tăng trưởng GDP 5.7% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự gia tăng trong xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất do nhu cầu bên ngoài phục hồi.

Ngành công nghiệp sản xuất - vốn đang bị thu hẹp do nhu cầu bên ngoài và xuất khẩu chậm lại - đã phục hồi vào năm 2024 với sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên. Ngoài ra, nhu cầu trong nước cũng cải thiện nhờ sự bùng nổ của ngành du lịch và Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao. Nhìn chung, các lĩnh vực đều có sự cải thiện tốt.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 đạt 50.3, vượt trên ngưỡng 50, cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam đang tăng trưởng trở lại.

Đặc biệt, từ kết quả hoạt động tốt trong quý 1 của các công ty điện tử lớn trên toàn cầu, Việt Nam, vốn là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng điện và điện tử, đang thể hiện sức mạnh trong quá trình phục hồi của lĩnh vực công nghệ thông tin toàn cầu.

Mặc dù xuất khẩu trong tháng 4 giảm so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 10.6% so với cùng kỳ năm trước và duy trì mức tăng trưởng 2 con số.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tháng 4 là 19.9%, cao hơn tháng trước (9.7%) và cao hơn dự kiến (16.4%).

Đến hết tháng 4/2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 16.41% tổng kế hoạch. Dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên tất cả các lĩnh vực đều có sự khởi sắc, tiến độ giải ngân vẫn chưa đạt như kỳ vọng nên sẽ cần nhanh chóng giải quyết các vướng mắc liên quan để đẩy nhanh việc giải ngân.

Cuối cùng, với tỷ lệ lạm phát ở mức 4.4%, gần với mức cao nhất trong mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4-4.5% của Chính phủ, cần phải có các bước chuẩn bị cho tình trạng suy thoái kinh tế nếu biến động bên ngoài gia tăng trong tương lai, do thị trường quốc tế vốn có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam.

Mặc dù FDI trên toàn cầu chững lại do những bất ổn của thế giới, Việt Nam vẫn nổi bật trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao. Ngoài những lợi thế thu hút FDI lâu nay, Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút FDI trong 4 tháng đầu năm nhờ nhiều yếu tố. Trong đó, phải nhắc đến yếu tố Việt Nam hiện đang có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và mới đây nhất là Australia. Sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam dường như tăng lên nhờ thông tin tăng cường hợp tác với các nước lớn.

Ngoài ra, việc ký kết một số hiệp định thương mại tự do như Hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKFTA) cũng là điều kiện và môi trường thuận lợi để Việt Nam có được lợi thế tương đối trong hoạt động thương mại và đầu tư.

Trong khi đó, khi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc suy yếu do cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nóng dần, vị trí địa lý gần với Trung Quốc và lực lượng lao động cạnh tranh cũng giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia.

Đặc biệt, sự phục hồi của dòng vốn FDI vào “ngành dệt may” - ngành công nghiệp FDI truyền thống vốn chững lại, được coi là tín hiệu tích cực đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI đóng góp trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và lợi nhuận trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Như vậy, ngoài sự phục hồi của ngành công nghệ thông tin, ngành công nghiệp truyền thống vững chắc cũng đã ghi nhận khởi sắc.

Thu hút FDI và tăng cường chính sách tài khóa từ Chính phủ

Để giữ vững đà tăng trong quý 2 và phần còn lại của năm 2024, đầu tiên, việc thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng với cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.

Trong ngắn hạn, việc thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) được áp dụng tại Việt Nam bắt đầu từ năm nay có thể dẫn tới đầu tư của các công ty FDI vào Việt Nam và dòng vốn FDI mới trong tương lai sẽ giảm. Do đó, cần chuẩn bị các chính sách hỗ trợ hấp dẫn, khuyến khích cạnh tranh có thể thay thế ưu đãi thuế doanh nghiệp như những chính sách mới về đơn giản hóa thủ tục hành chính hay hỗ trợ đất đai.

Ngoài ra, việc chuẩn bị và thực hiện các chính sách để cung cấp điện ổn định là rất cần thiết.

Thông qua việc áp dụng “Cơ chế Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA)”, có thể thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, thu hút thêm các công ty FDI có liên quan và ổn định các công ty FDI bằng các kế hoạch đầu tư mới.

Trong trung hạn, đường lối “Ngoại giao cây tre” trong đối ngoại tiếp tục được duy trì, tạo niềm tin về sự ổn định kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI đã vào Việt Nam và các doanh nghiệp có kế hoạch vào Việt Nam.

Thứ hai, động thái gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) của Chính phủ tạo thêm đà tích cực như một biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Kỳ vọng việc miễn, giảm thuế, phí như vậy sẽ giúp kích thích tiêu dùng, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do các hoạt động hỗ trợ kinh tế thông qua các biện pháp tài chính khác nhau, nhất là từ sau đại dịch COVID-19, nguồn thu ngân sách cũng sụt giảm. Vì vậy, việc liên tục theo dõi và chuẩn bị cho tình trạng nợ công gia tăng do doanh thu thuế giảm cần được tiến hành song song.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Hôm nay khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (13/05/2024)

>   Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc ngày 13/5 (12/05/2024)

>   Chính phủ kiên định tinh thần '5 quyết tâm,' '5 bảo đảm,' '5 đẩy mạnh', phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 (10/05/2024)

>   Hoan nghênh Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (09/05/2024)

>   Thủ tướng: Sớm đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng (09/05/2024)

>   Việt Nam có lợi gì nếu được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường”? (08/05/2024)

>   Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (08/05/2024)

>   Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần (06/05/2024)

>   "Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước" (05/05/2024)

>   Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng (04/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật