Thứ Bảy, 23/03/2024 18:03

Từ ngày 1/7, chuyển tiền hơn 10 triệu đồng phải xác thực khuôn mặt

Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho biết, từ ngày 1/7, chuyển tiền bằng phương thức điện tử trên 10 triệu đồng/giao dịch phải xác thực khuôn mặt theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước ban hành tháng 12/2023, mục đích là đảm bảo đúng là chính chủ đang thực hiện.

Theo ông Tuấn, thời gian qua có không ít người dân đã bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn đối tượng lừa đảo rất tinh vi như tự xưng cơ quan chức năng như công an, thanh tra giao thông... đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm và đường link có mã độc.

Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.

Chuyển tiền trên 10 triệu đồng sẽ phải xác thực bằng sinh trắc học.

Theo đó, từ ngày 1/7, chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần xác thực bằng mã OTP. Với chuyển tiền trên 10 triệu đồng, bên cạnh xác thực bình thường như hiện nay, người thực hiện giao dịch còn phải xác thực khuôn mặt. Mục đích là đảm bảo đúng là chính chủ đang thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước quy định tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.

Theo kết quả điều tra những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân thời gian qua, có đến 99% vụ việc là không để lại dấu vết của bọn tội phạm. Vì tiền được chuyển đến những tài khoản được thuê, mượn mua bán sau đó được chuyển ra tài khoản khác. Việc truy tìm đối tượng lừa đảo rất khó khăn.

“Nhưng từ 1/7, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của bọn lừa đảo rồi thì cũng có thể lấy lại tiền. Trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip”, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước - cho biết.

Làm rõ hơn về quy định này, ông Tuấn cho biết quy định chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền thông thường, không áp dụng với các giao dịch thanh toán mà ở đó bên nhận tiền đã là điểm đến rõ ràng.

“Tất cả các giao dịch thanh toán mà các đơn vị chấp nhận thanh toán, các tổ chức tín dụng, các trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Ví dụ thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế, thanh toán phí giao thông,... tất cả những giao dịch có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu phải xác thực sinh trắc học”, ông Tuấn nói.

Ngọc Mai

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Vietcombank lên tiếng vụ khách hàng tại Bắc Ninh bị chiếm đoạt tiền (22/03/2024)

>   Nam A Bank dự kiến chia cổ tức 25% trong năm nay, mục tiêu lãi 4,000 tỷ đồng (22/03/2024)

>   Nam A Bank dự kiến chia cổ tức 25% trong năm nay, mục tiêu lãi 4,000 tỷ đồng (22/03/2024)

>   VietinBank và BIDV tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi (22/03/2024)

>   Moody’s nâng hạng triển vọng của Techcombank 2024 (22/03/2024)

>   Vụ thẻ tín dụng Eximbank: Do cán bộ thu hồi nợ xử lý máy móc, khách hàng không cần trả đủ 8.8 tỷ  (21/03/2024)

>   NHNN lấy ý kiến bỏ cơ sở xác định mức trần tỷ giá kỳ hạn VND/USD (21/03/2024)

>   Vay vốn siêu ưu đãi với lãi suất chỉ từ 3% tại Sacombank  (21/03/2024)

>   NCB đặt mục tiêu tăng trưởng cho vay khách hàng đạt 16%, tăng vốn thêm 6,200 tỷ  (21/03/2024)

>   Sacombank tiếp tục thăng hạng trong top 500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu  (21/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật