Thứ Ba, 12/03/2024 11:22

Bộ trưởng Nhà ở Trung Quốc: Cho phép doanh nghiệp bất động sản phá sản nếu cần

Giới chức Trung Quốc vừa phát tín hiệu sẽ không giải cứu các tập đoàn bất động sản nặng nợ, cảnh báo những công ty “làm tổn hại tới lợi ích của cộng đồng” sẽ bị trừng phạt.

"Với các công ty bất động sản đã vỡ nợ nghiêm trọng và không còn khả năng hoạt động, họ sẽ phải phá sản hoặc trải qua quá trình tái cơ cấu theo quy định pháp luật và nguyên tắc thị trường", Ni Hong, Bộ trưởng Nhà ở và Đô thị - Nông thôn Trung Quốc, chia sẻ tại cuộc họp báo gần đây. Ông cũng nhấn mạnh: "Các bên gây tổn thại tới lợi ích của cộng đồng sẽ bị điều tra và xử phạt theo luật".

Các nhận định của ông Ni được đưa ra sau khi nhiều tập đoàn bất động sản lớn của Trung Quốc, từ Evergrande, Country Garden cho đến gần đây là Vanke, đều đối mặt với khó khăn trong việc trả nợ, trong khi doanh số bán nhà liên tục giảm.

Năm 2020, Trung Quốc đã triển khai chiến dịch giảm bớt đòn bẩy tại các tập đoàn bất động sản nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ trên thị trường. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn về tài chính và không thể hoàn thành dự án căn hộ theo tiến độ đã cam kết. Điều này gây ra làn sóng phản ứng từ phía người mua nhà với việc yêu cầu hoàn tiền đặt cọc.

Trong bối cảnh này, chính phủ Trung Quốc đã thông báo một số chính sách nhằm hỗ trợ cho một số tập đoàn bất động sản. Gần đây nhất là sự hỗ trợ cho China Vanke, tập đoàn bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc, sau khi thông tin về việc họ yêu cầu gia hạn thời hạn trả nợ được công bố.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn giữ nguyên quan điểm về việc giảm bớt tác động của ngành bất động sản đối với nền kinh tế. Cuộc họp chính phủ hàng năm của năm nay đã tập trung vào việc đầu tư và xây dựng năng lực sản xuất cao cấp. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo không đề cập nhiều đến ngành bất động sản.

Ông Ni cũng cho biết các cơ quan chức trách sẽ thúc đẩy việc bán nhà với giá phải chăng và phát triển nhà ở theo nguyên tắc vừa túi tiền, đồng thời nhấn mạnh về nhu cầu dài hạn.

Tuy nhiên, các biến động ngắn hạn trong ngành bất động sản đã gây ra tác động nặng nề đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trước đây, bất động sản chiếm khoảng 25% GDP của Trung Quốc, bao gồm cả các lĩnh vực liên quan như xây dựng. Tính đến cuối năm ngoái, các nhà phân tích của UBS ước tính tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 22%.

Trong tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Li Qiang đã thông báo rằng trong năm tới, Trung Quốc "sẽ nhanh chóng triển khai mô hình phát triển mới cho bất động sản".

"Chúng tôi sẽ mở rộng quy mô xây dựng và cung cấp nhà ở có trợ cấp từ chính phủ, đồng thời cải thiện các hệ thống cơ bản liên quan đến nhà ở để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân", ông nói.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhật Bản thoát suy thoái trong quý 4 (11/03/2024)

>   Khi nào Fed hạ lãi suất? (11/03/2024)

>   Đông Nam Á chưa kịp giàu đã già (11/03/2024)

>   'Lạm phát lòng tham' là bản chất của giới nghiệp chủ toàn cầu? (11/03/2024)

>   Bốn nước châu Âu sẽ đầu tư 100 tỷ USD vào Ấn Độ trong 15 năm (11/03/2024)

>   Trung Quốc chính thức triển khai dịch vụ xuất khẩu xe cũ trên toàn quốc (09/03/2024)

>   Kinh tế Mỹ có thêm 275,000 việc làm trong tháng 2, vượt xa dự báo (08/03/2024)

>   Tổng thống Mỹ cam kết thúc đẩy biện pháp đánh thuế doanh nghiệp cao hơn (08/03/2024)

>   Cư dân bang nào bị stress nhất nước Mỹ? (08/03/2024)

>   NHTW châu Âu phát tín hiệu giảm lãi suất vào tháng 6/2024 (08/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật